Thi đậu hai đại học nhưng nhiều học sinh nghèo đất Quảng vẫn không thể đến trường. Họ đang cần sẻ chia và tiếp sức.
|
Dương Thanh Tuấn lo lắng, chưa biết cách nào đến trường, dù đậu 2 trường ĐH. |
Cùng lúc thi đậu hai trường đại học nhưng Nguyễn Thành Nhân (tổ 1 thôn Liễu Trì, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) vẫn chưa dám nghĩ đến chuyện trường vì gia đình quá khó khăn. Nhân vốn chịu nhiều thiệt thòi, khi sinh ra đã bị cha ruồng bỏ. Mẹ Thuận phải bồng bế con thơ về ở cùng mẹ đẻ. Ba mẹ con, bà cháu nương tựa vào nhau sống qua ngày trong căn nhà tồi tàn. Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng nhiều năm liền Nhân là học sinh giỏi.
Từ nhỏ, Nhân đã học nghề đan lát mây tre, hằng ngày ngoài giờ đến trường Nhân đan lát phụ giúp bà và mẹ. Kỳ thi tuyển sinh vừa qua, Nhân thi đậu hai trường đại học với số điểm khá cao (Đại học Y dược Huế 22 điểm và Đại học Bách khoa Đà Nẵng 23,5 điểm). Những ngày nhập học cận kề, Nhân cùng mẹ và bà ngoại cật lực đan mây tre ngày đêm mong kiếm đủ tiền đi học.
Thôn Hà Thuận (xã Duy Vinh, Duy Xuyên – Quảng Nam) có em Phạm Thị Thanh Tuyền, học sinh nghèo học giỏi và đậu đại học cao điểm nhất vùng. Tuyền nhận được kết quả cùng lúc thi đậu Đại học Y Huế (20,5 điểm) và Đại học Dược Huế (22 điểm) cũng là lúc mẹ em phải nhập viện để mổ khối u ở vú di căn trở lại. Toàn bộ gia tài gia đình có được đều dành hết cho hai lần phẫu thuật cho mẹ nên Tuyền vẫn chưa dám nghĩ chuyện đến trường.
Sinh ra trong gia đình nghèo khó, là chị cả của 3 đứa em, Tuyền và các em từ bé đã suy dinh dưỡng, phải lao động từ sớm để phụ giúp bố mẹ và nuôi nhau ăn học. Cả nhà 6 nhân khẩu sống nhờ 1 sào ruộng lúa nước. Hằng ngày, ngoài giờ đến trường, cả 4 chị em đi cắt cói, dệt chiếu bán kiếm tiền. Tuy khổ cực nhưng suốt 12 năm học Tuyền luôn là học sinh giỏi và là một trong những tấm gương vượt khó học giỏi của xã Duy Vinh.
|
Nguyễn Thành Nhân cùng bà đan mây tre. |
Cùng cảnh ngộ, em Dương Thanh Tuấn (thôn Trà Đông, cùng ở xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên – Quảng Nam) thi đậu Đại học Bách khoa Đà Nẵng (19 điểm) và Nông lâm Huế (14 điểm) nhưng con đường đến trường của Tuấn quá xa xôi. Tuấn mồ côi cha từ nhỏ, mẹ em (chị Dương Thị Lịa 57 tuổi) bị bại liệt tay phải sau một trận ốm thập tử nhất sinh cách đây hơn chục năm.
Năm 2006 cơn bão số 6 đã làm sập căn nhà của hai mẹ con. Không có tiền sửa nhà, hai mẹ con đành dắt nhau qua sống nhờ ở nhà người thân. Hằng ngày, chị Lịa đi bán rau, bán lá chuối ở chợ nuôi con, còn Tuấn đi phụ hồ, bốc vác thuê để kiếm tiền ăn học. Vất vả là vậy nhưng Tuấn vẫn quyết tâm học giỏi. Đậu hai trường nhưng Tuấn chưa nghĩ chuyện đi học, vì nhà quá nghèo.
Nguyễn Thành / TPO
Tin liên quan
Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM vừa ra quy định về việc không sử dụng điện thoại trong giờ học. Nhà...
Thầy Lê Hồng Thái - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM) viết thư ngỏ từ chối nhận...
Kể chuyện cho học sinh vào mỗi giờ ngủ trưa và đầu mỗi giờ học; trang trí không gian lớp học với...
Thông qua nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9-11)...
Bình luận (0)