Hội nhậpThế giới 24h

Đấu trường La Mã lún gần 40 cm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đấu trường Colosseum có thể cần được can thiệp về cấu trúc tương tự như với tháp nghiêng Pisa, do phần phía nam lún sâu hơn cạnh phía bắc 38 cm.
Cạnh phía nam lún so với cạnh phía bắc của đấu trường 38 cm. Ảnh: Alamy
Các nhà chức trách tin rằng "rung động mạnh" do mật độ giao thông cao, đặc biệt tại con đường đông đúc nhất của thành Rome có thể là "thủ phạm" khiến cạnh phía nam của đấu trường sụt lún. Họ nhận thức được độ nghiêng của đấu trường 2.000 năm tuổi từ một năm trước và đã giám sát chặt chẽ công trình này trong vài tháng nay.
Nhiều chuyên gia của trường đại học Sapienza và Viện Địa chất Môi trường và Địa kỹ thuật vừa được đề nghị tiến hành một cuộc nghiên cứu khẩn cấp để xác định nguyên nhân.
Giáo sư Giorgio Monti, khoa kỹ thuật kết cấu đại học Sapienza lo ngại có thể có một vết nứt trong nền móng của di tích. Theo ông Montin, nền móng bê tông của Colosseum là một vòng đệm bầu dục dày 13 m và "có thể có một vết nứt gãy trong đó". Điều này giải thích vì sao cạnh phía bắc và nam không còn có liên kết ngang.
"Nếu nghi ngờ của chúng tôi được xác nhận, chúng tôi đang xem xét với hai di tích lịch sử có cấu trúc riêng biệt, và khi đó, chúng sẽ phải cần được kết hợp lại", Telegraph dẫn lời Rossella Rea, giám đốc của Colosseum, một nhà khảo cổ học với kinh nghiệm gần 30 năm.
Bà Rea cũng đề xuất cần thực hiện công tác khôi phục giống như đã làm với Tháp nghiêng Pisa hơn một thập kỷ trước.
Tòa tháp có từ thế kỷ 12 bị đóng cửa với khách tham quan trong vòng 10 năm do những lo ngại về sự vững chắc của nó, và được mở cửa trở lại vào năm 2001 sau những nỗ lực "kéo thẳng" và gia cố nền móng của tháp.
"Giống như tháp nghiêng Pisa, chúng ta cần đánh giá các phương pháp tiếp cận tốt nhất, nhưng bất kỳ cuộc thảo luận nào hiện nay là quá sớm", bà Rea ​​cho biết.
Người ta nhận thấy sự cần thiết của công tác khôi phục toàn diện đấu trường La Mã sau khi nhiều mảnh vụn gạch đá rơi từ công trình xuống trong vài năm qua. Đấu trường do hoàng đế Vespasian xây dựng năm 72 sau Công nguyên.
Theo Trọng Giáp (VNE)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)