Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho tương lai!

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa hè năm 2011, bạn đọc vui đón Báo Giáo Dục TP.HCM mừng số báo 1.000 – kể từ bộ mới – 2003.
Hơn tám năm qua Báo Giáo Dục TP.HCM đã làm nhiệm vụ tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt cổ vũ động viên làn gió thi đua học tập và vui chơi có định hướng cho các bạn học sinh trên mọi miền đất nước.
Tôi luôn có tình cảm với Báo Giáo Dục TP.HCM, hàng tuần đọc, theo dõi báo thường xuyên thấy các đồng nghiệp ngày ngày ra sức làm cho tờ báo khởi sắc, tiến bộ về nội dung và hình thức. Đó là công lao không nhỏ của gần 3.000 ngày liên tục dồn cả sức lực và trí tuệ của Ban biên tập, phóng viên, của anh chị em trị sự, cùng các cộng tác viên mà phần lớn là các thầy cô giáo góp phần xây dựng cho tờ báo ngày càng phát triển, đi kịp công cuộc đổi mới của đất nước, của ngành.
Báo đã tuyên truyền, giáo dục và nêu cao những tấm gương dạy tốt, học tốt, phê phán những điều chưa hay, chưa giỏi trong các nhà trường, những vấn đề mang tính tươi trẻ của tuổi đến trường. Cả nước chỉ có hai tờ báo chuyên ngành là Giáo Dục – Thời ĐạiGiáo Dục TP.HCM, một ở trung ương, một duy nhất ở địa phương, là những tờ báo góp phần chuyên lo cho việc trăm năm trồng người mà sinh thời Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta hằng quan tâm, dạy bảo.
Trên con đường bôn ba cứu nước, cứu dân, Bác đã để tâm đến việc trồng người. Bao giờ Bác cũng lo đào tạo con người. Bác là thầy giáo và là nhà giáo vĩ đại. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là ý nguyện của Bác. Và chúng ta hôm nay học tập vâng theo lời Bác tuyên truyền, giáo dục đào tạo ra lớp trẻ sống có lý tưởng, có trí tuệ và sức khỏe để chung vai gánh vác công việc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà.
Việc Báo Giáo Dục TP.HCM ra số 1.000 đã góp một viên gạch hồng cho thành phố mang tên Bác về sự nghiệp trồng người. Bác đã từng dạy: Viết cho ai? Viết cái gì? Để định hướng các bạn trẻ, các trường học… vừa học vừa hành và bài báo cuối cùng của Bác: Nâng cao giáo dục và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng ký tên T.L đăng trên Báo Nhân Dân ngày 1-6-1969, Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho chúng ta, cho tuổi trẻ Việt Nam.
Hàng tuần được tham dự các cuộc giao ban báo chí, tôi chưa hề nghe sự phàn nàn, lo lắng hoặc phê bình quan điểm của tờ báo Giáo Dục TP.HCM chúng ta. Đó cũng là công lao không nhỏ của biên tập, phóng viên, bạn đọc, nhất là sự nhạy bén vững vàng của lãnh đạo tòa soạn đã làm hay, làm đẹp, làm phong phú cho tờ báo.
Bác Hồ đã từng nói: “Nói tóm lại, phải có khen và phải có chê nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người khen cũng hổ. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thu”. Báo Giáo Dục TP.HCM đã cân nhắc và làm theo lời Bác, biểu dương và phê bình đúng mức. Và xin thưa: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho trồng người, cho tương lai – hôm nay chúng ta có quyền hy vọng rằng Báo Giáo Dục TP.HCM số thứ 2.000, 3.000… sẽ đi tiếp chặng đường dài vinh quang góp phần phong phú vào làng báo cách mạng Việt Nam rực rỡ sắc màu tươi trẻ.n
Bến Nghé 30-6-2011
Đoàn Minh Tuấn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)