Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đầu tư cho giáo dục Việt Nam chưa cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo Cc Qun lý cht lưng (B GD-ĐT), Vit Nam là ví d đin hình v vic hc sinh đt kết qu hc tp cao khi đu tư cho giáo dc còn mc khiêm tn. Đim toán ca hc sinh Vit Nam thuc nhóm cao nht, ch sau Hng Kông, Đài Loan, Hàn Quc theo kết qu kho sát PISA năm 2022.


Hc sinh TP. Đà Nng thi vào lp 10

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa có những phân tích, đánh giá về kết quả khảo sát PISA Việt Nam năm 2022 của học sinh 15 tuổi ở Việt Nam. Kết quả này được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố hồi cuối tháng 12-2023, sau khi khảo sát về toán, đọc hoặc khoa học của 6.068 học sinh ở 178 trường, đại diện cho khoảng 939.500 học sinh 15 tuổi ở Việt Nam.

Đu tư cho giáo dc khiêm tn nhưng kết qu hc tp cao

PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế, trong đó, đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi về toán, đọc và khoa học. Các bài kiểm tra PISA cho thấy học sinh có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp, tư duy phản biện và giao tiếp hiệu quả như thế nào. Từ khảo sát về toán, đọc hoặc khoa học của 6.068 học sinh ở 178 trường (đại diện cho khoảng 939.500 học sinh 15 tuổi) ở Việt Nam cho thấy điểm trung bình 3 môn của học sinh Việt Nam xếp thứ 34/81 quốc gia, đứng thứ 2 khu vực ASEAN sau Singapore. Thứ tự các nước ASEAN như sau: Singapore (1/81); Brunei (42/81); Malaysia (47/81); Thái Lan (63/81); Indonesia (69/81); Philippines (77/81); Campuchia (81/81).

Đối với môn toán, học sinh Việt Nam xếp thứ 31/81 quốc gia; môn khoa học xếp thứ 35/81, môn đọc xếp thứ 34/81. Học sinh Việt Nam có điểm toán thuộc nhóm cao nhất chỉ sau Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc khi tính theo chỉ số PISA về điều kiện kinh tế – xã hội. Chỉ số PISA về tình trạng kinh tế – xã hội và văn hóa được tính toán sao cho tất cả học sinh tham gia kỳ thi PISA, bất kể họ sống ở quốc gia nào đều có thể được xếp vào cùng một thang đo kinh tế – xã hội. Điều này có nghĩa là có thể sử dụng chỉ số này để so sánh kết quả học tập của học sinh có hoàn cảnh kinh tế – xã hội tương tự ở các quốc gia khác nhau.

Cục Quản lý chất lượng cho rằng, chi tiêu cho giáo dục cao hơn có liên quan đến kết quả cao hơn ở môn toán PISA. Tuy nhiên, Việt Nam là ví dụ điển hình về việc học sinh đạt kết quả học tập cao khi đầu tư cho giáo dục còn ở mức khiêm tốn. Chi tiêu cho mỗi học sinh của Việt Nam từ 6 đến 15 tuổi chỉ khoảng 13.800 USD trong khi mức chi tiêu ở các quốc gia/nền kinh tế OECD là 75.000 USD. Dù vậy, điểm trung bình môn toán của học sinh Việt Nam đạt 438 – một trong những mức cao nhất dành cho học sinh có nền tảng kinh tế – xã hội tương tự. Đặc biệt, có khoảng 13% học sinh Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn đạt điểm cao trong môn toán.

Cục Quản lý chất lượng thông tin thêm, khi tham gia kỳ thi PISA năm 2022 thì 94% học sinh Việt Nam độ tuổi 15 đã đăng ký vào lớp 10. Và 97% học sinh cho biết đã theo học giáo dục mầm non từ một năm trở lên. Trung bình ở các nước OECD, học sinh độ tuổi 15 đã từng theo học giáo dục mầm non từ một năm trở lên đạt điểm toán cao hơn so với những học sinh chưa bao giờ theo học hoặc đã theo học dưới một năm, ngay cả sau khi tính toán các chỉ tiêu kinh tế – xã hội.

Đim s hc sinh Vit Nam gn vi mc trung bình ca 38 quc gia

Khảo sát PISA 2022 tập trung vào toán học bên cạnh đọc và khoa học. Tư duy sáng tạo là lĩnh vực đánh giá mới được áp dụng và học sinh Việt Nam không tham gia đánh giá nội dung này. Kết quả, học sinh Việt Nam đạt điểm gần với mức trung bình của OECD ở cả môn toán, môn đọc và khoa học.

Theo OECD, tại Việt Nam, 72% học sinh đạt trình độ toán ít nhất ở cấp độ 2; khoảng 5% học sinh ở Việt Nam có thành tích đứng đầu môn toán, nghĩa là các em đạt được cấp độ 5 hoặc 6 trong kỳ thi toán PISA. Khoảng 77% học sinh ở Việt Nam đạt trình độ đọc 2 trở lên; 1% học sinh đạt thành tích cao, điểm 5 trở lên ở môn đọc. Bên cạnh đó, khoảng 79% học sinh ở Việt Nam đạt trình độ 2 trở lên ở môn khoa học; 2% học sinh đạt thành tích cao trong môn này; nghĩa là các em thành thạo ở cấp độ 5 hoặc 6.

Từ kết quả khảo sát do OECD công bố trên đây, Cục Quản lý chất lượng cho rằng, bằng cách so sánh kết quả trên phạm vi quốc tế, các nhà hoạch định chính sách và nhà giáo dục ở Việt Nam có thể học hỏi từ chính sách, thực tiễn của các nước khác. Kết quả khảo sát đồng thời cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc hệ thống giáo dục đang chuẩn bị tốt như thế nào cho học sinh trước những thách thức trong cuộc sống thực và thành công trong tương lai.

Tham gia PISA lần đầu tiên vào năm 2012, đến nay, Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tích quan trọng, đối sánh quốc tế, khu vực và cung cấp dữ liệu phân tích giáo dục quốc gia.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)