Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đầu tư công: 7 tháng mới giải ngân được 26% vốn

Tạp Chí Giáo Dục

Qun, huyn nào có lãnh đo quan tâm đến thc hin các d án đu tư t ngân sách thì công tác trin khai nhanh; còn ngưc li thì rt chm. Đây đưc xem là mt trong nhng nguyên nhân khiến t l gii ngân kế hoch đu tư công năm 2022 chưa đt như k vng.


Nhi
u d án đu tư công chm gii ngân gây nh hưng đến đi sng ngưi dân, kìm hãm s phát trin kinh tế – xã hi

Theo Kho bạc Nhà nước TP.HCM, đến cuối tháng 7-2022, tổng số vốn đầu tư công mà TP đã giải ngân là 8.467,788 tỷ đồng, đạt 26% tổng kế hoạch vốn giao là 31.943,65 tỷ đồng.

100 d án có t l gii ngân bng 0

Ông Lê Trương Hải Hiếu – Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.HCM – cho biết, qua các cuộc giám của HĐND TP đã nổi lên một số việc. Trong đó, có nhiều dự án đầu tư từ ngân sách không đủ điều kiện thực hiện. Công tác giải ngân kế hoạch đầu tư công còn quá chậm. Có 100 dự án tỷ lệ giải ngân bằng 0, nhiều dự án tỷ lệ giải ngân dưới 10%.

Ông Hiếu cho rằng, những dự án mà HĐND TP đã thông qua, nếu việc triển khai thực hiện hiệu quả và sớm đưa vào khai thác phục vụ người dân, sự phát triển kinh tế – xã hội đều có ý nghĩa to lớn. Do vậy, ông đề nghị các quận huyện rà soát, báo cáo lại công việc thực hiện về TP đối với các dự án mà HĐND TP thông qua trước 21-6-2021 để tìm hướng tháo gỡ.

Ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP.HCM – thừa nhận, giải ngân vốn đầu tư công của TP chậm so với bình quân cả nước (31%), rơi vào các dự án có bố trí vốn lớn – trên 200 tỷ đồng nhưng giải ngân đạt thấp, chỉ 10%.

Cụ thể, dự án xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng TP bố trí vốn 1.000 tỷ đồng, đã nghiệm thu, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 3 năm nay nhưng kéo dài từ năm 2019, sang 2020, 2021 đến nay vẫn chưa giải ngân được do vướng mắc hồ sơ. Hay như các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm y tế Tân Kiên (huyện Bình Chánh); dự án Bệnh viện Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch…

Ngoài ra, còn có công trình hầm chui nút giao thông Nguyễn Hữu Cầu – Nguyễn Văn Linh bố trí vốn 200 tỷ đồng nhưng mới giải ngân được 9,3 tỷ đồng (đạt 5%); dự án nút giao thông An Phú bố trí vốn 375 tỷ đồng, mới giải ngân được 14 tỷ đồng (4%); dự án xây dựng hạ tầng cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên bố trí 1.039 tỷ đồng, giải ngân được 327 triệu đồng; dự án tuyến Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương bố trí 394 tỷ đồng, giải ngân 28 tỷ đồng (7%)…

“Hàng tháng, hàng quý, đơn vị đều có văn bản gửi các chủ đầu tư, đôn đốc gửi hồ sơ, pháp lý ban đầu, hồ sơ nghiệm thu thanh toán từng lần theo quy định nhưng đến nay văn bản gửi đi thì nhiều mà hồ sơ hoàn thành gửi về kho bạc lại rất ít”, ông Hải thông tin.

Ách tc t đa phương

Theo Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, trong các báo cáo giải ngân đầu tư công trước đây bao giờ cũng nói nguyên nhân do sự chậm trễ trong công tác thẩm định giá bồi thường. Thấy được trách nhiệm này, từ năm 2021 đến nay, Sở Tài nguyên Môi trường đã đẩy nhanh tiến độ giải quyết thẩm định giá. Đến nay sở đã giải quyết dứt điểm tất cả các hồ sơ thẩm định giá tại quận, huyện chuyển về. 7 tháng đầu năm, TP đã thông qua được 52 dự án đầu tư và không còn hồ sơ tồn đọng.

Ông Trần Văn Bảy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường – cho biết, qua rà soát, Sở Tài nguyên Môi trường thấy nổi lên ách tắc tại các quận, huyện. Thậm chí sở phải tự rà soát các dự án đầu tư công ở quận, huyện để lập danh mục. Sở Tài nguyên Môi trường đã đề nghị các địa phương khẩn trương chuyển hồ sơ thẩm định giá về sở để trình HĐND TP nhưng các quận, huyện rất chậm.

Có nhiều lý do bao gồm pháp lý dự án hoàn thiện còn chậm nên không trình được hồ sơ thẩm định giá. Các quận, huyện loay hoay đi tìm đơn vị tư vấn thẩm định giá bởi số lượng nhiều nhưng chất lượng thẩm định không đồng đều. Một số đơn vị có uy tín được Sở Tài nguyên Môi trường giới thiệu nhưng ngại tham gia thẩm định giá các dự án bồi thường do thù lao không nhiều mà trách nhiệm rất lớn.

Lý do khiến dự án chậm triển khai cần khắc phục ngay, theo ông Bảy là nơi nào có lãnh đạo cấp ủy, UBND tập trung quan tâm vào khâu giá thì giải quyết rất nhanh. Đơn cử như quận Bình Tân vừa thông qua rất nhiều dự án bồi thường, trong khi các quận, huyện khác rất chậm. Hồ sơ làm không hoàn thiện, trả tới lui mất nhiều thời gian.

Quyết lit đy nhanh gii ngân đu tư công

Công tác giải ngân kế hoạch đầu tư công hiệu quả sẽ tạo động lực dẫn dắt thúc đẩy kích cầu đầu tư xã hội. Để nâng cao hơn nữa tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong thời gian tới, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM- đề nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu và cùng với các sở, ngành chuẩn bị kế hoạch đầu tư công và kế hoạch ngân sách năm 2023; tập trung quyết liệt mọi giải pháp để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Về phía TP đã thành lập tổ giải phóng mặt bằng để tháo gỡ vướng mắc cho việc giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công. UBND TP sẽ tiếp tục họp để rà soát các dự án.

“Sau khi TP có quyết định phê duyệt giá lẽ ra quận, huyện phải chuẩn bị các khâu cần thiết để đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tiến hành chi trả cho người dân thì nhiều trường hợp bị chậm trễ. 6 tháng, thậm chí một năm sau mới có phương án thì lúc này giá đền bù đã không còn phù hợp so với thời điểm thẩm định ban đầu khiến người dân phản ứng, kiến nghị là đúng”, ông Bảy nói.

Ngoài ra còn có lý do khó khăn về nhân sự, một số địa phương nhầm lẫn giá bồi thường và chính sách bồi thường, có nơi không còn quỹ đất để thực hiện tái định cư.

Từ những tồn đọng này, Sở Xây dựng TP.HCM đang xem lại việc phân bổ đất thực. Theo đó, ông Bảy đề nghị Sở Xây dựng có cách làm linh hoạt để tránh mất nhiều thời gian về thủ tục. Các quận, huyện cũng chủ động tính toán tạo ra các quỹ đất trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân muốn ở lại địa phương. Đồng thời, quan tâm công tác vận động vì việc này cực kỳ quan trọng để người dân thấy được ý nghĩa của các công trình, từ đó có sự đồng thuận trong thực hiện.

Ông Bảy cũng đề nghị nên có các cuộc họp chuyên đề để bàn sâu hướng tháo gỡ và quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của các địa phương.

Nguyn Trinh

Bình luận (0)