Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đầu tư đón đầu: “Đòn bẩy” để kinh tế TP.HCM tăng tốc

Tạp Chí Giáo Dục

Qua s liu tăng trưng kinh tế 5 tháng đu năm 2024, nhiu ý kiến cho rng, kinh tế TP.HCM chưa có du hiu tăng tc, thm chí đã xut hin du hiu tăng trưng chm li. Đ to sc bt cho s tăng trưng, TP rt cn có s đu tư đón đu.


TP.HCM t chc nhiu hot đng nhm thu hút khách du lch và kích cu tiêu dùng

Kinh tế có du hiu tăng trưng chm

Theo ông Nguyễn Khắc Hoàng – Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, kinh tế TP.HCM trải qua quý I với mức tăng khá. Bước sang quý II, sản xuất công nghiệp và xây dựng có tính khả thi, tiếp tục cải thiện góp phần duy trì đà tăng trưởng cho TP; tuy nhiên mức tăng trưởng có dấu hiệu chậm khi tiêu dùng, xuất nhập khẩu tăng chậm. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,3%, thấp hơn chỉ số sản xuất cả nước (6,8%), 11/30 ngành cấp II có chỉ số sản xuất giảm. Dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 10,2% nhưng mức tăng có dấu hiệu tăng chậm lại do tiêu dùng khựng lại, trong đó dịch vụ ăn uống giảm (giảm từ đầu năm đến nay) đã làm giảm đà tăng trưởng chung của toàn ngành.

Dư nợ tín dụng đã khởi sắc (dư nợ tín dụng tháng sau cao hơn tháng trước) và vốn huy động 5 tháng tăng 8,3% so với cùng kỳ, dư nợ tăng 9,8%. Diễn biến thị trường chứng khoán mặc dù có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tích cực khi khối lượng giao dịch 4 tháng đầu năm tăng 53,1% và giá trị gấp 2 lần. Dòng tiền vào thị trường bất động sản tăng lên – thể hiện qua doanh thu 5 tháng tăng 7,4% và thu thuế từ nhà, đất tăng 44,8%.

Về đầu tư công, ông Hoàng tâm tư, giải ngân vốn đầu tư công chưa có chuyển biến tích cực. Tính đến hết ngày 30-5, TP mới giải ngân được 6.889 tỷ đồng – đạt 8,7% so với kế hoạch vốn năm 2024, giảm 24,2% so cùng kỳ. “Kết quả này cho thấy tiến độ giải ngân rất chậm so với mục tiêu đề ra”, ông Hoàng nói.

Đối với dự án FDI, đăng ký mới tăng 24,1% nhưng vốn FDI lại giảm 3,3%, vốn doanh nghiệp trong nước cũng giảm 23%. Điều này cho thấy doanh nghiệp ngoài Nhà nước phần lớn quy mô nhỏ và tâm lý thận trọng, chờ đợi để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Lạm phát được kiểm soát tốt khi giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,24% – thấp hơn Hà Nội và cả nước. Theo ông Hoàng thì TP cần duy trì chương trình bình ổn giá trong bối cảnh tỷ giá USD tăng 5,1%, gây sức ép lên lạm phát, doanh nghiệp vay nợ và nhập khẩu.

Thu ngân sách Nhà nước tiếp tục tăng 14,3%, trong đó thu nội địa tăng 25,3%, tuy nhiên thu xuất nhập khẩu giảm 8%. Chi ngân sách chỉ tăng 2,7%, trong đó chi thường xuyên giảm 3,5% so với cùng kỳ và chỉ bằng 27,5% dự toán.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh TP chưa cải thiện nhiều. Trong 5 tháng, TP có 27.781 doanh nghiệp thành lập nhưng có đến 20.516 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tức là cứ 10 doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì có 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tăng t chc s kin đ kích cu tiêu dùng

Nhiều ý kiến cho rằng, tăng trưởng kinh tế của TP.HCM quý II/2024 có nhiều khả năng sẽ thấp hơn quý I. Vì vậy để tạo sức bật cho tăng trưởng các quý còn lại trong năm, TP cần đẩy mạnh, quyết liệt các giải pháp. Trong đó, tiêu dùng nội địa vẫn phải là động lực chính thông qua các chương trình kích cầu mua sắm; các giải pháp chỉnh trang, sắp xếp, hỗ trợ hệ thống chợ truyền thống vượt qua khó khăn…

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TP – nhấn mạnh, trụ cột năm nay dựa vào tăng trưởng nội địa. Chương trình kích cầu sắp tới của TP sẽ diễn ra 2 đợt với thời gian tổng cộng 5 tháng. Chương trình đang nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các doanh nghiệp.

“Đây là một trong những phương thức đã thành công trong các năm trước. Riêng năm nay, qua đánh giá của ngành công thương về sự tham gia của các doanh nghiệp rất tốt. Những hoạt động của chương trình năm nay sẽ tập trung kích cầu tiêu dùng, trong đó có việc hỗ trợ tiểu thương tham gia tìm kiếm cơ hội bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, Sở Công thương cũng đã phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp trong việc xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu tại một số nước. TP cũng tổ chức thành công hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu, qua đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận thị trường quốc tế ngay tại địa bàn TP”, ông Hoàng Vũ thông tin.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, mặc dù sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024 của TP cao nhất trong 3 năm gần đây nhưng vẫn thấp hơn cả nước. Hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu đang nhận được các đơn hàng quý II và bắt đầu có đơn hàng quý III. Tuy nhiên các doanh nghiệp lại gặp sức ép rất lớn về giá và tiêu chuẩn xanh.

Hiện doanh nghiệp đang hướng đến đầu tư cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giải quyết bài toán hạ tầng logistics, an sinh xã hội, giáo dục, y tế… Những mảng đầu tư này đều rơi vào chương trình kích cầu, nếu không được giải quyết thì biên lợi nhuận sẽ co lại, doanh nghiệp phải hoạt động cầm cự. “Do đó, việc đầu tư đón đầu sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp có được các đơn hàng cuối năm”, ông Hòa nói.

Đồng quan điểm, ông Trương Minh Huy Vũ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho rằng, cần có đầu tư để đón đầu cơ hội kinh doanh, trong đó tập trung cho thúc đẩy tăng trưởng xanh. Phải nâng cao nhận thức đồng bộ về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh và có sự đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình chuyển đổi. Cụ thể ở lĩnh vực giao thông, về lâu dài cần chuyển đổi xanh bằng đầu tư hạ tầng xe điện; lĩnh vực năng lượng cần đầu tư lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo. Ngoài ra, cần có chương trình tăng năng suất lao động, chương trình chuyển dịch xanh.

Ông Huy Vũ nhấn mạnh, trong cấu phần phát triển của TP, doanh nghiệp và dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng và có thể khẳng định TP.HCM là TP công nghiệp, dịch vụ. Nhiều sự kiện âm nhạc, du lịch, lễ hội sông nước… được tổ chức để kích cầu tiêu dùng cho thấy đường đi, sự lựa chọn của TP là rất đúng. Điều quan trọng hiện nay là phải quản trị được nền kinh tế dịch vụ, đầu tư hạ tầng để tạo sức bật cho TP.

Bên cạnh những giải pháp nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, vốn đầu tư công được xem là động lực quan trọng bù đắp tăng trưởng cho các động lực khác. Trong bối cảnh tiêu dùng tăng trưởng chậm, giải ngân đầu tư công chưa đột phá, đầu tư tư nhân chưa khởi sắc thì đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công cũng là trọng tâm để dẫn dắt thị trường.

Nguyn Trinh

Bình luận (0)