Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Đầu tư nước ngoài vào giáo dục tăng đáng kể

Tạp Chí Giáo Dục

Theo thng kê ca B GD-ĐT, hin cc có gn 20.000 tr mu giáo, hc sinh đang theo hc ti các trưng mm non và trưng liên cp; khong 8.000 sinh viên đang theo hc ti các trưng ĐH nưc ngoài ti Vit Nam.

Ging viên nưc ngoài hưng dn sinh viên hc tp ti mt trưng ĐH  Vit Nam

Số dự án đầu tư của nước ngoài vào giáo dục đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Theo đó, các dự án đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam tập trung chủ yếu tại các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài như: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa… Loại hình đầu tư gồm: giáo dục mầm non (28 trường), giáo dục liên cấp từ mầm non đến THPT (29 trường), giáo dục ĐH (5 trường) và chủ yếu là giáo dục nghề nghiệp cùng các cơ sở đào tạo tin học – ngoại ngữ (trên 300 cơ sở) hoạt động dưới 2 hình thức vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận.

Gn 550 chương trình hp tác, liên kết đào to

Bộ GD-ĐT cho rằng các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ cho học sinh, sinh viên, cán bộ, doanh nhân và người lao động Việt Nam; tạo môi trường học tập tốt cho con em người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam công tác hoặc kinh doanh, góp phần thúc đẩy đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. 

Sự hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục còn thông qua việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam. Có gần 550 chương trình hợp tác và liên kết đào tạo đang hoạt động giữa 85 cơ sở giáo dục Việt Nam với 258 cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài thuộc 33 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã tuyển được tổng số 86.000 sinh viên, học viên; trong đó có khoảng 48.000 người đã tốt nghiệp (gồm 18.000 ĐH, 28.000 thạc sĩ, 60 tiến sĩ, 1.900 các trình độ khác) và 38.000 người đang học. Bộ GD-ĐT cho rằng đầu tư của nước ngoài dưới hình thức liên kết đào tạo phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đến nay đã có 19 nước cấp học bổng Hiệp định mà Chính phủ các nước cấp cho Việt Nam với số lượng 1.443 suất/năm, trong đó có nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó còn có các đề án cử cán bộ đi học bằng nguồn ngân sách Nhà nước như Đề án 911 và Đề án 599. Số lượng lưu học sinh Việt Nam hiện đang học theo các chương trình học bổng nói trên tại gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khoảng 6.000 người.

Ch yếu các thành ph ln

Đưc biết, B GD-ĐT đã thc hin kho sát hot đng ca các cơ s giáo dc có vn đu tư nưc ngoài ti Vit Nam làm cơ s cho vic điu chnh, b sung các quy đnh liên quan; t chc các hot đng thúc đy, kết ni các nhà đu tư, các cơ s giáo dc; t chc hi ngh hiu trưng các cơ s giáo dc ĐH gia Vit Nam và các nưc, vùng lãnh th như: Hungary, Nht Bn, Đài Loan… to điu kin trao đi, chia s kinh nghim v giáo dc ĐH trong nưc vi quc tế.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra, một trong những điểm mới của Nghị định 86/2018/NĐ-CP (được coi là một trong số giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam) là quy định về liên kết giáo dục. Tuy nhiên, vì đây là quy định mới nên việc quản lý hoạt động này chưa được hiệu quả; công tác kiểm tra, chấn chỉnh, rà soát để đánh giá chính xác kết quả cũng như ảnh hưởng của hoạt động này đến chất lượng giáo dục của Việt Nam còn hạn chế.

Việc quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài cũng như các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế. Hội nhập quốc tế trong giáo dục chưa đồng đều giữa các địa phương và cơ sở giáo dục; do vậy nguồn nhân lực được đào tạo chủ yếu ở các thành phố lớn. Một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện đúng các quy định về liên kết đào tạo; cơ cấu ngành nghề trong liên kết đào tạo cũng bị mất cân đối, tập trung nhiều vào các nhóm ngành kinh tế – quản lý (70%), nhóm ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ còn hạn chế (30%)…

Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các chính sách ưu đãi đầu tư và danh mục ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Xây dựng khung chiến lược hợp tác giáo dục quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; cụ thể hóa chiến lược hợp tác giáo dục quốc tế của Việt Nam cho từng vùng, từng địa phương… Bên cạnh đó tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện và quản lý tốt các chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam với các cơ sở giáo dục ĐH có uy tín của nước ngoài, trong đó ưu tiên những ngành nghề mà Việt Nam có nhu cầu; xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy về liên kết, chuyển giao các chương trình giáo dục/đào tạo quốc tế; trao đổi giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên quốc tế; thu hút đầu tư nước ngoài vào các cơ sở giáo dục ở Việt Nam; thúc đẩy xây dựng các khu giáo dục quốc tế tại Việt Nam trong đó có phân hiệu của các cơ sở giáo dục ĐH có uy tín của nước ngoài.

Đồng thời tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác quốc tế của ngành giáo dục; mở rộng, củng cố, nâng cao hiệu quả của mạng lưới hợp tác quốc tế giữa Bộ GD-ĐT với các bộ/ngành/địa phương/đại sứ quán của Việt Nam và các cơ sở giáo dục ở trong, ngoài nước.

T.Trân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)