Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu: 3 trụ cột để TP.HCM thúc đẩy tăng trưởng

Tạp Chí Giáo Dục

Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM va có bui làm vic vi UBND TP v tình hình kinh tế – xã hi và d tho ngh quyết thay thế Ngh quyết 54/2017/QH14 ca Quc hi. Ti bui làm vic, ông Phan Văn Mãi – Ch tch UBND, Trưng đoàn đi biu Quc hi TP.HCM – nhn mnh, hin ti TP phi tp trung thc hin 3 tr ct: đu tư, tiêu dùng, xut khu.


Ngành du lch TP.HCM t chc nhiu chương trình m thc nhm thu hút khách du lch, kích cu tiêu dùng

Theo Chủ tịch UBND TP, tăng trưởng kinh tế TP trong quý I đạt 0,7%. Các chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); cải cách hành chính (PAR INDEX), TP.HCM chỉ ở mức trung bình thấp. Trong bối cảnh này, phải có những giải pháp căn cơ, bài bản để củng cố các động lực tăng trưởng cho TP…

Khc phc khó khăn, to đà tăng trưng cho năm

Nói về nguyên nhân tăng trưởng kinh tế TP trong quý I chỉ đạt 0,7% và các chỉ số ở mức trung bình thấp, ông Mãi cho rằng có cả khách quan và chủ quan. Nền kinh tế TP.HCM có độ mở rất cao, độ mở và độ nhạy gần như đồng thời nên đã chịu tác động nhất định trước biến động kinh tế thế giới. Mặt khác, 5 năm trở lại đây các động lực tăng trưởng bị suy giảm. Đóng góp tổng sản phẩm nội địa, ngân sách, thậm chí đi sâu vào từng ngành xuất khẩu, sản xuất công nghiệp đã có sự suy giảm.

Sở dĩ động lực tăng trưởng suy giảm, một phần là do TP chưa kịp thời củng cố, phát triển các động lực mới, chưa giải quyết điểm nghẽn hiệu quả thì đã gặp thử thách trước dịch Covid-19. Sau dịch Covid-19, TP phục hồi nhưng tiếp tục gặp thách thức lần hai.

Thực tế này đặt ra yêu cầu phải quan tâm đến những việc trước mắt để khắc phục ngay khó khăn nhằm tạo đà tăng trưởng trong năm nay. Đồng thời phải thấy được nguyên nhân sâu xa khi các động lực tăng trưởng, động lực phát triển bị suy giảm, bị thách thức, bị bào mòn rất nhiều sau đại dịch Covid-19 và sau đợt suy giảm vừa rồi.

“Nếu không có những giải pháp căn cơ, bài bản để củng cố các động lực tăng trưởng, không tháo gỡ điểm nghẽn có tính chất chiến lược thì TP.HCM sẽ gặp khó về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực”, ông Mãi nói.

Cũng theo Chủ tịch TP, kết quả kinh tế xã hội của TP trong những tháng đầu năm thấp hơn dự báo có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là do có tình trạng một bộ phận cán bộ công chức, viên chức vì lo sợ, thiếu trách nhiệm dẫn đến chất lượng hiệu quả công vụ không cao, giải quyết các vướng mắc của người dân, doanh nghiệp chưa kịp thời.

Ông cho rằng, giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng chính là qua 3 trụ cột: đầu tư; tiêu dùng; xuất khẩu yêu cầu phải làm trong thời gian tới.

Đối với trụ cột đầu tư, cần tập trung đầu tư công. Theo đó tập trung cao độ cho việc giải phóng mặt bằng để khởi công đường Vành đai 3 và một số dự án khác, kể cả dự án trọng điểm để 6 tháng cuối năm có mặt bằng triển khai. Phấn đấu kế hoạch giải ngân đầu tư công hết quý II phải đạt từ 35-40%.

TP cũng đang tập trung giao trách nhiệm cho chủ đầu tư lên kế hoạch chi tiết đối với từng dự án, yêu cầu phải đôn đốc, báo cáo thường xuyên, kịp thời phản ánh vướng mắc để tháo gỡ. TP cũng phân nhóm, thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án của doanh nghiệp, người dân.

Đối với trụ cột tiêu dùng, ông Mãi nhìn nhận lĩnh vực này giảm sút khá lớn. TP đã triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, du lịch; bình ổn thị trường. Ngoài ra còn mở rộng thị trường hợp tác ra các vùng lân cận.

Trụ cột xuất khẩu cũng đang khó khăn khi đơn hàng giảm trung bình 40% dẫn đến giảm sản xuất, giảm ngày làm việc của công nhân. TP đã có những động tác hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại; chuẩn bị cho chương trình thúc đẩy xuất khẩu và sắp tới sẽ triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới.

“Lúc này TP nghe rất nhiều phản ánh của doanh nghiệp và người dân về kết luận hiệu quả công vụ. Vì thế cho nên phải tiếp tục thực hiện chủ đề năm, đó là “nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”…”, Chủ tịch Mãi nói.

Các s ngành cam kết đt ch tiêu đ ra

Tại hội nghị, các sở ngành cũng nêu ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng.

Nói về giải pháp kích thích tiêu dùng, ông Huỳnh Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công thương TP – cho biết, vào dịp lễ 30-4, 1-5, Sở Công thương đã vận động các hệ thống phân phối tổ chức giảm giá kích cầu tiêu dùng cho người dân. Bên cạnh đó, giữa tháng 5 sẽ tổ chức diễn đàn hội chợ xuất khẩu nhằm thu hút các nhà đầu tư, xuất khẩu trên địa bàn TP và cả nước. Trong quý II, Sở Công thương tiếp tục triển khai các nội dung liên quan đến công nghiệp như tổ chức hội thảo, gặp gỡ các văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài và logistics để tìm kiếm các giải pháp và thu hút đầu tư cho 7 trung tâm logistics tại TP.

Lĩnh vực giải ngân đầu tư công cũng được ngành tài nguyên và môi trường phấn đấu đạt tối thiểu 95% cả năm, dù quý I các quận huyện, TP.Thủ Đức mới giải ngân được 0,31% tổng số vốn được giao – tương đương hơn 6.000 tỷ đồng. Ông Võ Trung Trực – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP – thông tin, điểm rơi giải ngân trong lĩnh vực bồi thường dự kiến vào tháng 7, 8. Năm 2023, khoảng 25 ngàn tỷ đồng giải ngân trong lĩnh vực bồi thường hỗ trợ tái định cư, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Tuy nhiên, ngành tài nguyên môi trường sẽ cố gắng, nỗ lực hơn trong giải quyết các vướng mắc, khó khăn phát sinh cho các quận huyện, TP.Thủ Đức để triển khai giải ngân hiệu quả.

“Hiện nay, tuần nào Sở Tài nguyên và Môi trường TP cũng họp với các quận huyện, TP.Thủ Đức để trao đổi, giám sát cũng như kiểm soát tiến độ thực hiện các dự án”, ông Trực cho biết.

Cũng theo ông Trực: “Để giải ngân đạt kết quả tốt cần cả sự phối hợp của các sở ngành khác trong việc sớm giải quyết những vướng mắc, khó khăn về trình tự thủ tục cho quận huyện”.

Về phía ngành xây dựng cũng đang gấp rút thực hiện phát triển 69.700 căn nhà ở xã hội mà TP.HCM được giao trong Đề án 1 triệu căn của Chính phủ đưa ra ngày 3-4-2023. Đề án này kéo dài đến 2030. Hiện nay và sắp tới ngành xây dựng TP chủ yếu thúc đẩy tháo gỡ vướng mắc thủ tục đối với các dự án để những dự án này đi đến bước cấp phép xây dựng thì mới có thể hấp thu được gói 120 ngàn tỷ đồng.

Để hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng đang tập trung công việc. Ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM – cho biết, ngân hàng đã và đang thực hiện chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, gắn liền với các chính sách hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5-2% cho vay đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường đối thoại, truyền thông các chính sách, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

“Ngân hàng xác định hỗ trợ doanh nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi nhất hiện nay”, ông Lệnh nhấn mạnh.

Phú Cát

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)