Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Đầu tư vào thị trường Pháp và cơ hội của doanh nghiệp Việt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tại Hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Pháp – Cơ hội và thực tiễn” do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV) tổ chức, ông Claude Cuvelier, Phó chủ tịch CCIFV nhận định, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Pháp và Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên.

Còn theo ông Olivier Monange, Văn phòng luật DS AVOCATS , có 3 vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất, khi đưa sản phẩm hàng hóa vào thị trường Pháp cần tìm hiểu kỹ về thủ tục hải quan và chế độ thuế. Về chế độ thuế, doanh nghiệp phải xác định xem hàng hóa của mình nằm trong danh mục hải quan nào, cần hiểu rõ và tuân thủ những quy định về thông tin bắt buộc, xác định xuất xứ của hàng hóa. Doanh nghiệp có thể thông báo cho hải quan rồi gửi hàng hóa vào kho ngoại quan hoặc cơ sở kho bãi của mình rồi mới làm thủ tục thông quan.

Hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Pháp – Cơ hội và thực tiễn” vừa được tổ chức

Thứ hai, doanh nghiệp phải xác định xem kênh tiêu thụ hàng hóa của mình tại Pháp sẽ được tiến hành thông qua các đại lý bán hàng hay ký hợp đồng phân phối với một nhà phân phối chuyên nghiệp. Tiếp đến là điều khoản giải quyết tranh chấp nên ghi rõ trong hợp đồng sẽ lựa chọn tòa án nào, Trung tâm trọng tài quốc tế nào và chọn luật của nước nào để xử lý vụ việc.
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam đã hoặc đang có ý định xuất khẩu nhiều hàng hóa vào Pháp và châu Âu thì nên thành lập cơ sở tại Pháp thông qua hình thức mở văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc thiết lập một liên doanh với đối tác Pháp.
Ông Nguyễn Khôi, đại diện của Geodis Wilson tại Hà Nội đánh giá, vấn đề giao nhận vận tải đối với việc xuất, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Pháp hiện khá thuận lợi. Nếu vận chuyển theo đường biển, thời gian vận chuyển khoảng 25 – 30 ngày, cước phí là 1.200 USD/container 20Feet và 2.400 USD/container 40Feet từ Việt Nam đi Pháp.
Thêm vào đó, một số hãng hàng không lớn đang có kế hoạch vận tải hàng hóa từ Việt Nam sang Pháp, bổ sung thêm cho một hãng duy nhất hiện nay là Vietnam Airlines với mức cước vận chuyển 4 USD/kg.
Tổng giám đốc CCIFV, ông Guillaume Crouzet cho rằng, muốn đưa hàng hóa vào thị trường Pháp thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên coi việc tìm hiểu văn hóa kinh doanh tại Pháp như một hành trang ban đầu không thể thiếu.
Theo đề nghị của các doanh nghiệp Việt Nam, CCIFV có thể thẩm định, đánh giá tiềm năng xuất khẩu từng loại mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Pháp. Nếu thấy có tiềm năng, CCIFV sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam đi thực tế và nghiên cứu về nhu cầu thị trường và tìm hiểu về doanh nghiệp đối tác tại Pháp – ông Guillaume Crouzet cho biết.
Tại Pháp, 42% tổng vốn đầu tư là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ, trong đó đứng đầu là các doanh nghiệp đến từ Mỹ, Đức, Hà Lan và Anh. Nhà đầu tư châu Á lớn nhất tại Pháp là Nhật Bản, hiện đứng thứ 5 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Pháp.
Những đặc điểm nổi bật khiến thị trường Pháp hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài là do Pháp có nền kinh tế, chính trị ổn định được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá với điểm số cao. Bên cạnh đó là yếu tố môi trường đầu tư ổn định, có các lĩnh vực đầu tư mang lại lợi nhuận cao như bất động sản, du lịch, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, ô tô, hàng không…
Hiện mới chỉ có hơn 100 doanh nghiệp ASEAN đang đầu tư tại Pháp với tổng vốn đầu tư lên tới 2,13 tỷ Euro. Trong đó lớn nhất là dự án của một nhà đầu tư Thái Lan với vốn đầu tư hơn 600 triệu Euro, tiếp đến là một nhà đầu tư Singapore với dự án mua lại 2 nhà máy giấy của một nhà đầu tư đến từ Indonesia, và một nhà đầu tư Malaysia đã xây dựng được một hệ thống khách sạn trị giá 24 triệu Euro tại Pháp….
Với chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp ASEAN nói chung tìm hiểu cơ hội đầu tư, xúc tiến và thực hiện các thủ tục đầu tư tại Pháp của Văn phòng Invest in France tại Singapore, một số doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới có khả năng sẽ đầu tư sang Pháp.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, thị trường Pháp còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi lao động tại Pháp đứng đầu thế giới về năng suất lao động – theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế, cùng với đó là chính sách thuế rất hấp dẫn.
Pháp cũng đặc biệt dành nhiều ưu đãi cho công tác nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. Năm 2008, các doanh nghiệp ở Pháp đã được miễn thuế lên tới gần 4 tỷ Euro để phục vụ nghiên cứu phát triển, đồng thời Pháp đã đầu tư 35 tỷ Euro cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ kỹ thuật số, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Nguồn VNECONOMY

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)