Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Đầu tư xây dựng trường nghề tiên tiến

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian ti, TP.HCM s có trưng ngh tiên tiến đào to các ngành ngh đáp ng nhu cu ngun nhân lc cht lưng cao.

Trong thi gian ti, TP.HCM s đu tư xây dng trưng ngh tiên tiến vi kinh phí hơn 470 t đng. Trong nh: Hc sinh tham quan, tìm hiu ngành ngh và trang thiết b đào to ti Trưng CĐ Lý T Trng

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) tại cuộc họp với đơn vị tư vấn và đại diện các trường nghề về dự thảo đề án trường nghề tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu xã hội do sở vừa tổ chức.

Xây dng 7 trưng ngh tiên tiến, hin đi

Ông Lâm cho biết việc xây dựng trường nghề tiên tiến, hiện đại nhằm mục đích phục vụ Đề án xây dựng thành phố thông minh, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và điều hành giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Khi có kết quả khảo sát cũng như nhu cầu đầu tư hạ tầng CNTT, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM sẽ trình UBND TP phê duyệt. Theo Phòng GDNN (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), thời gian qua đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của các trường. Kết quả cho thấy hầu hết các trường có đầu tư thiết bị hạ tầng CNTT, tuy nhiên đã lạc hậu, không đồng bộ dẫn đến không tương thích với các thiết bị đấu nối để quản lý dữ liệu. Bên cạnh đó, các trường chưa có thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng lõi, cân bằng tải trong hệ thống… Đặc biệt, hệ thống an ninh mạng chưa tốt, chưa đầu tư phòng học tiên tiến với bảng tương tác, máy chiếu cự ly gần, âm thanh.

Theo đề án, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM sẽ triển khai cổng thông tin GDNN mở để bất kỳ ai cũng có thể vào xem khi có nhu cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tra cứu tài liệu, thông tin đào tạo, bảng điểm… Đây cũng là kênh thông tin trao đổi giữa các bên: nhà trường, doanh nghiệp và người học. Tổng mức đầu tư đề án dự kiến hơn 470 tỷ đồng từ nguồn vốn của Đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025 cùng nguồn vốn của sở và các trường nghề. Theo đó, các hạng mục đầu tư của đề án gồm: Xây dựng trung tâm điều hành, hệ thống hạ tầng CNTT, hệ thống các phần mềm, hệ thống trang thiết bị dạy nghề, hệ thống đào tạo. “Hạ tầng CNTT trường nào cũng có nhưng không đủ và không đồng bộ, cái gì tệ quá thì bỏ để đầu tư mới. Trong khả năng, các trường có thể chia sẻ phần nào kinh phí để cùng Nhà nước xây dựng trường nghề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho thành phố nói riêng và cả nước nói chung”, ông Lâm đề nghị.

Có 7 trường nghề được chọn để thực hiện đề án, gồm: CĐ Lý Tự Trọng, CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Kinh tế TP.HCM, CĐ Nghề TP.HCM, TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương và TC Du lịch và Khách sạn Saigontourist. “Sở dĩ chọn các trường này bởi đây là những trường có năng lực tuyển sinh tốt với hơn 30.000 học sinh, sinh viên/7 trường, chiếm 1/4 tổng số học sinh, sinh viên đang theo học TC-CĐ trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, trước mắt sẽ “chạy thử” ở các trường này để rút kinh nghiệm trước khi triển khai đại trà”, ông Lâm cho biết.

Cn đu tư mi h tng CNTT

Tại cuộc họp, đại diện tổ khảo sát khẳng định: Trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề hiện nay của các trường chỉ được đầu tư ở mức cơ bản, đáp ứng nhu cầu làm quen với môi trường học thực hành, chưa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và phát triển theo xu hướng công nghệ mới.

Đại diện các trường nghề cũng thừa nhận thực trạng ứng dụng CNTT của đơn vị còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, đáng nói là chưa xây dựng được ứng dụng tương tác giữa người học và nhà trường. Cụ thể là các ứng dụng còn mang tính thủ công theo kiểu quản lý giấy tờ, chưa đáp ứng được công tác quản lý như xét tốt nghiệp, chưa in được bảng điểm tốt nghiệp, tổng hợp số liệu báo cáo chưa chính xác. Ngoài ra, chưa chia sẻ và tận dụng tài nguyên giữa các trường.

Ông Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng) chia sẻ: “Để đáp ứng nhu cầu của người học cũng như yêu cầu của thị trường lao động, việc đầu tư hạ tầng CNTT luôn được trường đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên với quy mô sinh viên, đội ngũ cán bộ-giảng viên-nhân viên như hiện nay thì chưa ổn; cụ thể là các phần mềm quản lý nhân sự, kế toán… đã quá cũ dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao. Do vậy cần bổ sung đầu tư các phần mềm đồng bộ và tự động hóa, phòng học hiện đại”.

Ông Trần Kim Tuyền (quyền Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM) cũng cho biết, hiện trường chưa có máy chủ riêng biệt, phần mềm quản lý đào tạo đã lâu cần quy hoạch lại hạ tầng và hệ thống mạng, phòng studio phục vụ biên tập và soạn thảo bài giảng E-learning… Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cũng mong muốn được đầu tư hệ thống phần mềm bởi hiện đang rời rạc, nếu tích hợp theo trường nghề tiên tiến là rất tốn kém.

TS. Nguyễn Thanh Điền (thành viên Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ TP.HCM) cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi con người không chỉ ở trình độ học vấn, năng lực quản lý, kỹ năng vận hành sử dụng các trang thiết bị hiện đại mà còn kỹ năng ứng dụng CNTT và robot trong sản xuất. Như vậy, việc xây dựng trường nghề tiên tiến, hiện đại là cần thiết nhưng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý phải đồng bộ, xuyên suốt từ cấp quản lý ngành như Bộ LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH, quản lý chương trình dạy nghề, quản lý thư viện, quản lý người dạy và người học…

T.Anh

 

Bình luận (0)