Hội nhậpThế giới 24h

Dấu vết sự sống ở nơi không thể ngờ giữa Thái Dương hệ

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học vừa khám phá ra nơi có thể chứa bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh mà tàu vũ trụ của con người dễ dàng nắm bắt.

Theo SciTech Daily, một nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Washington (Mỹ) và Đại học Freie Berlin (Đức) đã chỉ ra các hạt băng được phun lên từ Europa hay Enceladus có thể chứa đựng bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh mà NASA bấy lâu tìm kiếm.

Dấu vết sự sống ở nơi không thể ngờ giữa Thái Dương hệ- Ảnh 1.

Vật chất phun ra khỏi bề mặt Enceladus có thể chứa đựng dấu vết sự sống. Ảnh đồ họa: NASA

Europa là mặt trăng của Sao Mộc, Enceladus là mặt trăng của Sao Thổ.

Bên dưới vỏ băng của các mặt trăng băng giá này là đại dương ngầm, nơi các nhà khoa học hành tinh tin rằng có thể ẩn chứa sự sống.

Thế nhưng, việc tìm kiếm sự sống bên dưới lớp vỏ băng này là một thách thức lớn. NASA đã có dự định phóng tàu Europa Clipper lên Europa vào tháng 10-2024 và đang thử nghiệm một con rắn robot dành cho Enceladus.

Phát hiện mới cho thấy Europa Clipper có thể có cơ hội thành công lớn với những hạt băng.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, hoạt động thủy nhiệt dưới đáy đại dương ngầm của hai mặt trăng này cũng như các vết nứt trên vỏ băng có thể tạo ra đủ động lực để đẩy vật chất theo dòng nước phun ra ngoài không gian.

Luồng vật chất này có khả năng cao chứa các tế bào sống đủ để máy quang phổ khối – thứ được trang bị cho nhiều tàu NASA và cả Europa Clipper – xác định được.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra điều này thông qua mô hình giả lập, mô phỏng lại cách các hạt vật chất băng giá thoát khỏi đại dương Europa và Enceladus, bay với tốc độ 4-6 km/giây trong không gian và va vào các thiết bị quan sát.

Máy quang phổ khối đã thành công trong việc các định các dấu hiệu quan trọng, nhất là với một máy quang phổ khối mạnh như Máy phân tích bụi SUrface trên Europa Clipper, có khả năng phát hiện 1 vật liệu tế bào duy nhất lẫn trong hàng trăm ngàn hạt băng.

Thậm chí các nhà khoa học tin rằng cả một vi khuẩn sống cũng có cơ hội được phát hiện.

Đó sẽ là một con Sphingopyxis alaskensis hoặc họ hàng của chúng, hoặc một loài cùng kích cỡ. Đó là loài vi khuẩn cực nhỏ được tìm thấy ở bang Alaska nước Mỹ, cả cơ thể có thể nhét vừa một hạt băng.

Phát hiện này có thể là kim chỉ nam để NASA và các cơ quan vũ trụ khác lập trình tàu vũ trụ của họ trong các sứ mệnh săn tìm sự sống sắp tới.

Theo Anh Thư/NLĐO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)