Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy chay, học gạo đã không còn “đất sống”

Tạp Chí Giáo Dục

Đ thi tuyn sinh vào lp 10 môn ng văn TP.HCM đưc đánh giá rt cao v tính nhân văn, thm m và tính giáo dc sâu sc. S đi mi trong cách ra đ cũng như tư duy làm bài đòi hi quá trình dy và hc các trưng ph thông phi đưc thay đi. Cách dy chay, hc vt đã thc s không th còn “đt sng”.


Cách ra đ mi m, gn gũi mt ln na đt ra yêu cu ca vic đi mi trong cách dy và h bc ph thông

Đ văn thú v, nhân văn

ThS. Võ Minh Nghĩa (giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, quận 10) đánh giá, đề thi tuyển sinh lớp 10 TP.HCM môn ngữ văn dù không đánh đố nhưng yêu cầu cao trong cách viết, cách xử lý yêu cầu tư duy và khả năng ngôn ngữ ở cả câu 1, 2, 3 của đề sẽ là khó khăn cho học sinh nghĩ và lập luận làm bài. Phổ điểm năm nay dao động từ 5,5 đến 6,8 điểm.

“Đề thi năm nay rất tinh tế khi chạm đến một biểu hiện tâm lý dù là nhỏ nhưng luôn hiện hữu trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta đó là ngại nói ra những lời yêu thương. Câu số 2 của đề rất ý nghĩa, sâu sắc. Học sinh, ở độ tuổi 15 nhiều cảm xúc nhưng lại rất ngại ngùng – nét duyên dáng của tuổi mới lớn, đề đã chạm đến điểm tâm lý này. Dù có bao yêu thương nhưng bấy lâu nay ngại nói ra thì trong 120 phút lần này, các em phải trải nghiệm bằng cách tự bắt mình thốt lên những điều ý vị đó” – thầy Nghĩa phân tích.

Đối với câu số 3, đề hoàn toàn đáp ứng với yêu cầu đổi mới việc dạy và học trong môn ngữ văn khi học sinh không thể học tủ, học thuộc lòng. Với dạng đề lựa chọn tác phẩm theo chủ đề, thí sinh được tự do phân tích, bình luận, giới thiệu các tác phẩm mà mình ấn tượng. Với hai chủ đề là tình yêu nước của con người Việt Nam và tình cảm gia đình, các em cũng được dịp bày tỏ “những điều chưa dám nói” thông qua tác phẩm văn học ở hai mảng đề tài này.

Dù vậy, ThS. Nghĩa nhận định, dù đề không đánh đố nhưng yêu cầu cao trong cách viết, cách xử lý yêu cầu trong tư duy và khả năng ngôn ngữ ở cả câu 1, 2, 3 của đề cũng sẽ là khó khăn cho học sinh nghĩ và lập luận làm bài. Phổ điểm năm nay dao động từ 5,5 đến 6,8 điểm.

ThS. Đỗ Đức Anh (giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1) cũng đánh giá đề sáng tạo không đi theo lối mòn, rập khuôn song lại vô cùng gần gũi với học sinh. Để làm được bài, bắt buộc học sinh không chỉ có kiến thức văn học mà còn phải có tư duy, biết phân tích, nhìn nhận, liên hệ, sự cảm thụ văn học gắn với cuộc sống. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

“Rõ ràng trong đề không còn theo kiểu ra tác phẩm văn học và yêu cầu học sinh phải phân tích, cảm thụ. Mà học sinh phải có kiến thức văn học, nắm vững về chủ đề của tác phẩm, bằng sự hiểu biết để liên hệ với thực tế cuộc sống để làm bài. Tư tưởng học tủ, học vẹt, dạy văn mẫu thì không thể làm được với cách thức ra đề này…”.

Dy chay, hc chay không còn “đt sng”

Đánh giá rất cao tính thẩm mỹ, giáo dục, sáng tạo trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM năm 2023, ThS. Trần Lê Duy (giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận, chủ đề: “Để những suy nghĩ cất lên thành lời” đã chạm trúng vào tâm lý học sinh lứa tuổi lớp 9, với bao tâm tư giấu kín, các em khó có thể chia sẻ với cha mẹ, thầy cô, do vậy đề khơi gợi được để học sinh trải lòng, chia sẻ.

Với văn bản đọc hiểu cho dưới dạng một lá thư cô giáo viết cho học sinh của mình về chủ đề “Để những suy nghĩ cất lên thành lời” có tính đối thoại cao. Học sinh không chỉ có hứng thú khi làm bài mà còn cảm thấy những tâm sự của mình được thấu hiểu, gợi được cho bản thân những hướng giải quyết các vấn đề thực tế.


Hc sinh tham gia trong k thi tuyn sinh vào lp 10 TP.HCM năm 2023

Đặc biệt, với cấu trúc đặc trưng của TP.HCM, các câu hỏi trong đề xoay quanh một chủ đề xuyên suốt đã giúp đề thi có tính sáng tạo rất cao. Sự sáng tạo không chỉ thể hiện trong cách trình bày câu hỏi (câu đọc hiểu trình bày dưới hình thức lá thư; đề 2 câu nghị luận văn học trình bày dưới dạng thông báo của câu lạc bộ đọc sách) mà còn thể hiện trong cách đặt vấn đề, nhất là câu nghị luận văn học.

“Cách trình bày này khiến cho đề gắn với các tình huống giao tiếp trong đời sống, tiệm cận quan điểm dạy học theo Chương trình GDPT 2018. Tác phẩm văn học không phải là những kiến thức thuộc lòng khô khan, mà là sự cảm thụ, hứng thú. Riêng đề 2 trong nghị luận văn học là dạng đề vận dụng một tác phẩm văn học để giải quyết tình huống trong thực tế. Dạng đề này là điểm mới nhất trong đề năm nay, song đã tiệm cận với yêu cầu dạy học phát triển năng lực, kích thích được sự sáng tạo của học sinh khi làm bài” – ThS. Duy phân tích.

Giảng viên này dự báo, học sinh có thể dễ dàng đạt điểm trên trung bình, điểm khá cũng nhiều song để đạt từ 8 điểm trở lên thì không phải dễ, bắt buộc học sinh phải có kỹ năng vận dụng, sáng tạo, không phải học vẹt. Để đạt được điểm giỏi, đòi hỏi học sinh phải tỉnh táo và nhận định đúng hướng đi của đề, đặc biệt là câu nghị luận xã hội, phải tự tạo được hệ thống luận điểm và lập luận theo góc nhìn của mình, không rập khuôn được. Câu nghị luận văn học phải biết phân tích xoáy vào chủ đề, không thuộc lòng máy móc.

“Nhìn vào đề có thể thấy vấn đề cấp bách là phải đổi mới trong dạy và học ngữ văn ở các trường phổ thông hiện nay. Thầy cô cần phải chú trọng dạy kỹ năng, tư duy, chứ không thể dạy học sinh học gạo, học thuộc. Cách dạy phát cho học sinh bài văn, bắt học sinh học thuộc từng câu chữ, lời văn và dò bài đã không còn “đất sống”. Học sinh phải hiểu tác phẩm, phân tích theo cách hiểu của mình chứ không phải học thuộc văn mẫu thầy cô đưa cho” – ThS. Duy nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)