Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy con cách ứng xử khéo léo, tế nhị

Tạp Chí Giáo Dục

“S tht mt lòng”, vì thế khi nói nhng li nhn xét, đánh giá ngưi khác, các bc cha m cn phi dy cho tr chn la cách din đt hp lý đ không làm ngưi khác phin lòng.

Các bậc cha mẹ cần phải dạy cho trẻ chọn lựa cách ứng xử khéo léo, tế nhị để không làm người khác phiền lòng. Ảnh: IT

Trẻ con hay không ít người lớn trong chúng ta từng cho rằng chân thành, thẳng thắn là tốt, mạnh dạn nói lên sự thật hoặc góp ý trực diện hành vi của người khác sẽ giúp cho họ thay đổi, cải thiện, mang mục đích tốt đẹp hướng tới xây dựng xã hội văn minh. Nhưng để thẳng thắn một cách khéo léo và tế nhị sẽ thật khó khi vừa muốn nói lên sự thật đồng thời vừa phải giữ được lòng tự trọng cho người khác. Vì thế, điều đó lúc nào cũng cần phải được dạy bảo, nhất là với trẻ nhỏ.

“Bạn Hòa không thèm chơi với con nữa mẹ ơi! Con chỉ mới nói bạn ấy vừa đen vừa lùn mà bạn ấy giận con mấy ngày liền, mà con nói đúng sự thật chứ con có thêm thắt, bịa đặt gì đâu”. Nghe con gái lên 10 tuổi than phiền mà chị Hương (Bình Thạnh, TP.HCM) vừa giận vừa thương con, vừa trách mình là chưa dạy con cách ứng xử tế nhị, không biết lựa lời mà nói đã khiến người khác bị tổn thương mà không nhận ra.

Các bậc làm cha mẹ cần hiểu rằng trẻ đưa ra lời nhận xét, đánh giá này kia chỉ muốn bày tỏ quan điểm của mình về người khác, thể hiện sự quan tâm rất chân thật của mình mà thôi. Tuy nhiên, nói thẳng thắn, thật thà quá có khi trở nên vô duyên thậm chí là thô lỗ, sĩ nhục, lăng mạ làm tổn thương đối phương. Điều này đối với một đứa trẻ mới lớn lên, kinh nghiệm sống chưa nhiều sẽ không nhận thấy được và rất cần sự uốn nắn, giáo dục thường xuyên của cha mẹ.

Trang bị cho con vốn từ ngữ phong phú, sinh động: Trong giao tiếp, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt nội dung mà con người muốn nói với nhau. Không nên để trẻ có những hành vi và lời nói khó nghe mới bắt đầu dạy trẻ cách sống và ứng xử dễ chịu. Mỗi ngày cần cung cấp cho con vốn từ kha khá, giúp con phân biệt các mức độ của những từ gần nghĩa nhau. Cùng một ý muốn là đưa ra lời nhận xét, nhưng có thể nói nhiều cách khác nhau. Hãy cùng trẻ phân tích các cách diễn đạt khác nhau và để trẻ tự chọn cách nói nào phù hợp với lứa tuổi con nhất, sao cho không được quá thô lỗ, sỗ sàng nhưng cũng không nên cầu kỳ, câu nệ quá.

Rèn con kỹ năng giao tiếp, ứng xử hợp lý: Có không ít trẻ vốn từ khá phong phú nhưng cách ăn nói lúng ta lúng túng, lặp câu, lặp từ, khiến cho nội dung diễn đạt không đúng như ý của mình mong muốn. Cùng với quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, cha mẹ nên rèn cho con những kỹ năng ứng xử cần thiết bằng cách nói chuyện, đóng vai các tình huống, đưa ra các cách nhận xét khác nhau, giúp con phân biệt rõ đâu là lời khen ngợi, nhận xét tế nhị còn đâu là lời nói mang tính chê bai, chỉ trích, mỉa mai. Cách nói nào là giúp người nghe dễ chịu, chứng tỏ mình biết ứng xử có văn hóa. Cho trẻ cơ hội lựa chọn cách ứng xử để tự cảm nghiệm.

Tr con hay không ít ngưi ln trong chúng ta tng cho rng chân thành, thng thn là tt, mnh dn nói lên s tht hoc góp ý trc din hành vi ca ngưi khác s giúp cho h thay đi, ci thin, mang mc đích tt đp hưng ti xây dng xã hi văn minh. Nhưng đ thng thn mt cách khéo léo và tế nh s tht khó khi va mun nói lên s tht đng thi va phi gi đưc lòng t trng cho ngưi khác. Vì thế, điu đó lúc nào cũng cn phi đưc dy bo, nht là vi tr nh.

Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát, quản lý cảm xúc và hành vi của bản thân: Có không ít trẻ nhìn thấy cái gì cũng muốn đưa ra lời góp ý, khuyên răn, lên lớp người khác. Không phủ nhận rằng trẻ thật thà, thẳng thắn, có ý tốt mới đưa ra lời góp ý để mong người khác tốt hơn. Tuy nhiên, do trải nghiệm chưa nhiều, tuổi đời còn non nớt, cộng với cách diễn đạt bộc trực khi nói chuyện, trẻ chỉ khiến người đối diện cảm thấy khó chịu, tức tối. Do đó, ngay trong gia đình, cha mẹ hãy dạy trẻ biết cách kiểm soát, kiềm chế bản thân, không phải lúc nào thích nói đều có thể nói, không nên thấy gì cũng góp ý, phê bình, không được thấy điều gì cũng nói cho đã miệng. Trẻ cần “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” là vậy! Bởi thực tế, không phải ai cũng muốn nghe lời góp ý từ người khác và không phải ở hoàn cảnh nào cũng góp ý. Trẻ cần biết quan sát, nếu người khác lắng nghe một cách vui vẻ thì nói, còn khi người đối diện cảm thấy khó chịu thì nên dừng đúng lúc.

Cha mẹ kiên trì dạy trẻ biết đồng cảm. Khi đã uốn nắn nhiều lần nhưng con vẫn chứng nào tật nấy, vẫn thấy ai cũng nhận xét, đánh giá theo chiều hướng chê bai, chỉ trích thì cha mẹ hãy bình tĩnh. Để con biết ứng xử tế nhị là một quá trình, cho nên trong mọi lúc mọi nơi cha mẹ phải thật sự gần gũi, quan tâm và uốn nắn kịp thời. Nếu trẻ chưa tiến bộ, thì cha mẹ hãy đặt trẻ vào vị trí của người được con nhận xét, góp ý. Trao đổi với con ngay cảm giác của con thế nào nếu người khác bình phẩm con như thế. Chẳng hạn, đối với con chị Hương, người mẹ chỉ cần khéo léo hỏi trẻ “nếu bạn Hiền bảo con vừa gầy, vừa cao lêu khêu như cây sậy thì con có xấu hổ và buồn chán không?”. Từ đó, giúp con biết đồng cảm với người khác rằng ai cũng thấy khó chịu, bực mình, thậm chí là thấy tổn thương. Khi trẻ “nghiệm” nỗi buồn do bị người khác nhận xét tiêu cực về mình, chúng sẽ chín chắn, trưởng thành hơn trong cách ăn nói. Một khi trẻ muốn không trở thành người vô duyên, không bị người khác xa lánh vì bạ đâu nói đó, trẻ sẽ tự trau dồi cho bản thân cách ứng xử tế nhị, khéo léo, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Thẳng thắn, thật thà đòi hỏi ở trẻ một sự tinh tế nhất định nhưng không cần yêu cầu trẻ quá cao siêu, chỉ cần giáo dục trẻ biết lắng nghe, nhìn nhận và suy ngẫm về vấn đề mình quan tâm đến người khác. Hãy suy xét tình huống, cảm xúc, hành động đang xảy ra trước khi trẻ muốn chia sẻ, bày tỏ quan điểm riêng của mình. Thử đặt bản thân mình vào hoàn cảnh, vị thế của họ, nếu cảm thấy những hoàn cảnh họ gặp phải không quá tệ, vẫn đủ để bạn giúp họ tốt hơn thì bạn có thể nói còn ngược lại, vô tình hay hữu ý nói ra sẽ bị coi là “vô duyên”, “thiếu ý tứ” hay “nói năng thiếu suy nghĩ” thì nhắc nhở trẻ hết sức thận trọng.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Giảng viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)