Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy con cách ứng xử tế nhị

Tạp Chí Giáo Dục

Đ con biết ng x tế nh là mt quá trình, cho nên trong mi lúc mi nơi cha m phi tht s gn gũi, quan tâm và un nn kp thi.

nh minh ha. Ảnh: I.T

“Bạn Hiền không thèm chơi với con nữa mẹ ơi! Con nói bạn ấy vừa đen vừa lùn mà bạn ấy giận con mấy ngày liền, mà con nói đúng sự thật chứ con có thêm thắt, bịa đặt gì đâu”. Nghe con gái lên 8 tuổi than phiền mà chị Hương (Bình Thạnh, TP.HCM) vừa giận vừa thương con, vừa trách mình là chưa dạy con cách ứng xử tế nhị, không biết lựa lời mà nói đã làm tổn thương người khác mà không nhận ra.       

Các bậc làm cha mẹ cần hiểu rằng trẻ đưa ra lời nhận xét, đánh giá này kia chỉ muốn bày tỏ quan điểm của mình về người khác, thể hiện sự quan tâm rất chân thật của mình mà thôi. Tuy nhiên, nói thẳng thắn quá có khi trở nên vô duyên thậm chí là thô lỗ, sĩ nhục làm tổn thương đối phương. Điều này đối với một đứa trẻ mới lớn lên, kinh nghiệm sống chưa nhiều sẽ không nhận thấy được và rất cần sự uốn nắn, giáo dục thường xuyên của cha mẹ.

Cha m nêu gương đ tr noi theo: Hành động tế nhị không tự nhiên mà có, trẻ sẽ học hỏi, bắt chước từ người lớn, nhất là từ người thân trong gia đình. Do đó, nếu cha mẹ muốn con ăn nói tế nhị, đúng người, đúng lúc thì trước hết bản thân phải là người khéo léo, tế nhị. Trước mặt trẻ bạn đừng nên bàn tán người khác bằng những lời khó nghe, đừng nói những câu châm chọc, mỉa mai. Hãy thận trọng khi con hỏi cách trình bày lời nhận xét, đánh giá về ai đó.

Trang b cho con vn ngôn t phong phú: Trong giao tiếp, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt nội dung mà con người muốn nói với nhau. Không nên để trẻ có những hành vi và lời nói khó nghe mới bắt đầu dạy trẻ cách sống tế nhị. Mỗi ngày cần cung cấp cho con vốn từ kha khá, giúp con phân biệt các mức độ của những từ gần nghĩa nhau. Cùng một ý muốn là đưa ra lời nhận xét, nhưng có thể nói nhiều cách khác nhau. Hãy cùng trẻ phân tích các cách diễn đạt khác nhau và để trẻ tự chọn cách nói nào phù hợp với lứa tuổi con nhất, sao cho không được quá sỗ sàng nhưng cũng không nên cầu kỳ, sến sẩm quá.

Rèn con k năng ng x: Có không ít trẻ vốn từ khá phong phú nhưng cách ăn nói lúng ta lúng túng, lặp câu, lặp từ, khiến cho nội dung diễn đạt không đúng như ý của mình mong muốn. Cùng với quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, cha mẹ nên rèn cho con những kỹ năng ứng xử cần thiết bằng cách nói chuyện, đóng vai các tình huống, đưa ra các cách nhận xét khác nhau, giúp con phân biệt rõ đâu là lời khen ngợi, nhận xét tế nhị còn đâu là lời nói mang tính chê bai, chỉ trích, mỉa mai. Cách nói nào khiến người đối diện hài lòng, cách nào sẽ làm họ bực mình, tức giận… Trẻ càng lớn, nên dạy cho trẻ biết cách nói giảm nói tránh để khỏi mếch lòng mà vẫn thể hiện được sự quan tâm của mình.

Dy tr k năng kim chế bn thân: Có không ít trẻ nhìn thấy cái gì cũng muốn đưa ra lời góp ý, khuyên răn, lên lớp người khác. Không phủ nhận rằng trẻ có ý tốt mới đưa ra lời góp ý để mong người khác tốt hơn. Tuy nhiên, do tuổi đời cộng với cách nói chuyện, trẻ chỉ khiến người đối diện cảm thấy khó chịu, tức tối. Do đó, ngay trong gia đình, cha mẹ hãy dạy trẻ biết cách kiểm soát, kiềm chế bản thân, không phải lúc nào thích nói đều có thể nói, không nên thấy gì cũng góp ý, phê bình. Trẻ cần “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” là vậy! Bởi thực tế, không phải ai cũng muốn nghe lời góp ý từ người khác. Trẻ cần biết quan sát, nếu người khác lắng nghe một cách vui vẻ thì nói, còn khi người đối diện cảm thấy khó chịu thì nên dừng đúng lúc.

Cha m phi kiên trì. Khi đã uốn nắn nhiều lần nhưng con vẫn chứng nào tật nấy, vẫn thấy ai cũng nhận xét, đánh giá theo chiều hướng chê bai, chỉ trích thì cha mẹ hãy bình tĩnh. Để con biết ứng xử tế nhị là một quá trình, cho nên trong mọi lúc mọi nơi cha mẹ phải thật sự gần gũi, quan tâm và uốn nắn kịp thời. Nếu trẻ chưa tiến bộ, thì cha mẹ hãy đặt trẻ vào vị trí của người được con nhận xét, góp ý. Trao đổi với con ngay cảm giác của con thế nào nếu người khác bình phẩm con như thế. Chẳng hạn, đối với con chị Hương, người mẹ chỉ cần khéo léo hỏi trẻ “nếu bạn Hiền bảo con vừa gầy, vừa cao lêu khêu như cây sậy thì con có xấu hổ và buồn chán không?”. Từ đó, giúp con biết đồng cảm với người khác rằng ai cũng thấy khó chịu, bực mình, thậm chí là thấy tổn thương. Khi trẻ “nghiệm” nỗi buồn do bị người khác nhận xét tiêu cực về mình, chúng sẽ chín chắn, trưởng thành hơn trong cách ăn nói. Một khi trẻ không muốn trở thành người vô duyên, không bị người khác xa lánh vì bạ đâu nói đó, trẻ sẽ tự trau dồi cho bản thân cách ứng xử tế nhị, khéo léo, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)