Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy con cũng cần phải học

Tạp Chí Giáo Dục

Có th nói rng trong thi đim hin nay, vic giáo dc con cái đã tr thành ni lo ca không ít bc ph huynh. Làm thế nào đ con mình có th phát trin mt cách khe mnh nhưng cân bng c v th cht ln tinh thn là mt trăn tr khá đc bit ca nhiu bc cha m.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Không ít phụ huynh vẫn cho rằng mình không thể hiểu con và dạy con. Điều này không có gì khó hiểu khi mà những sự đổi thay của xã hội cứ liên tục diễn ra, tác động không nhỏ đến tâm lý của con trẻ.

Bên cạnh đó, còn là sự dậy thì sớm, cái tôi quẫy đạp của con trẻ cũng như những diễn biến tâm lý “bất thường” của con cái đã thôi thúc không ít phụ huynh thốt lên rằng: “dạy con khó quá”!

Trẻ em không chỉ cần ăn no, mặc ấm, không chỉ cần được đến trường mà còn đòi hỏi được vui chơi cùng bè bạn. Trẻ cũng mong muốn mình được quan tâm thực sự bởi cả cha, lẫn mẹ và sự quan tâm ấy không chỉ trên bình diện lý thuyết mà phải là thực tiễn.

Theo PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, thực tế chăm sóc và giáo dục con cái cho thấy các bậc cha mẹ cần phải quan tâm đến con mình một cách đích thực. Điều đó chỉ thực sự hiệu quả khi chính các bậc cha mẹ phải tìm cho mình những cách thức phù hợp. Việc đó không chỉ đòi hỏi có tình thương mà còn là trách nhiệm, việc đó không chỉ đòi hỏi có kỷ cương mà phải có phương pháp…

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc giáo dục con là một trong những khóa học thực sự được các bậc cha mẹ trẻ quan tâm. Trong cuộc sống của mỗi cá nhân, sau khi bước ra từ giảng đường hay thực sự trưởng thành từ nghề nghiệp, nếu như trước khi kết hôn – khóa học tiền hôn nhân là hành trang quan trọng thì sau khi kết hôn để chuẩn bị có con hoặc chào đón đứa con đầu lòng thì các các bậc cha mẹ phải học khóa huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ với những nội dung đầy đặn và hệ thống…

Đơn cử như trường hợp của anh Đ.P- vốn là một giáo viên cũng có nhiều năm kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm. Dắt con mình đi ăn trong một buổi họp khá đông người. Anh chăm sóc con mình một cách rất chu đáo và gắp từng món ăn cho cháu. Đến món thứ ba, cháu tỏ vẻ không thích thú nên lắc đầu. Anh vẫn từ tốn bón vào chén cháu và bảo rằng ăn một tí cho biết. Không hiểu sao cháu lại hét lên và giậm chân thình thịch: “Đã bảo không ăn mà cứ gắp là sao?”.

Sắc mặt thay đổi một cách trầm trọng nhưng anh vẫn cố gắng nhỏ nhẹ: “Con không ăn thì thôi vậy…”. Trẻ vẫn chưa chịu và hét toáng lên ngay buổi tiệc: “thì gắp ra giùm chứ sao để trong chén người ta…”. Đến lúc này, mọi người xung quanh đều lắc đầu thở dài ngao ngán khi thấy anh “bẽ bàng” gắp món ăn ra khỏi chén của cháu để cho vào chén của mình trong lặng lẽ…

“Rõ ràng là dạy con không chỉ được thực hiện bằng bản năng hay bằng kinh nghiệm mà nhất thiết cần phải được thực hiện bằng những phương pháp cụ thể và hợp lý. Từ việc tìm hiểu nhu cầu của con hay thấu hiểu tâm lý của con cũng đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có kỹ năng đích thực. Đó còn chưa kể đến việc phải theo dõi từng bước đi hay từng sự thay đổi của con mình trong đời sống giới tính để rồi đủ can đảm và đủ “chuyên môn” để nói với con về sự thay đổi của cơ thể, về sự dậy thì… Không những thế, việc khen ngợi con như thế nào cho hiệu quả, hướng nghiệp cùng con dựa trên sự độc lập của con mà không phải là cha mẹ áp đặt… Những điều này là những hành trang cực kỳ cần thiết đối với những bậc làm cha làm mẹ trong cuộc sống hiện đại hôm nay…” – PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn đúc kết.

Minh Anh

 

Bình luận (0)