Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy con tính nhẫn nại

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cha m cn chú ý bi dưng tính kiên nhn cho tr khi các em còn nh thông qua nhng công vic c th, phù hp vi kh năng ca tr.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Tính kiên trì, nhẫn nại có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong học tập cũng như trong công việc của một người. Tuy nhiên, nhẫn nại là một trong những phẩm chất nhân cách phải không ngừng bồi dưỡng, vun đắp mới có được. Cha mẹ cần chú ý bồi dưỡng tính kiên nhẫn cho trẻ khi các em còn nhỏ thông qua những công việc cụ thể, phù hợp với khả năng của trẻ. Chúng ta cũng cần lưu ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đối với độ tuổi của trẻ, không thể kiên trì tiến hành công việc đến cùng, làm việc thiếu tập trung, kỹ năng kiềm chế các nhu cầu, sở thích còn kém là điều bình thường, khá phổ biến ở nhiều trẻ. Đặc biệt, những bé lanh lợi thuộc kiểu khí chất hoạt ngôn thì thiếu tính kiên trì là một trong những nhược điểm của kiểu khí chất này. Không những thế, trẻ còn dễ dàng thích ứng với những công việc mới mẻ, hấp dẫn, nhưng lại rất chóng chán khi đã “tỏ tường” điều các em muốn khám phá. Vì thế, khi con chưa biết nhẫn nại thì cha mẹ chớ có buồn phiền mà cần nên dẫn dắt trẻ trên cơ sở nắm chắc đặc điểm tính tình của chúng.

– Hướng vào sở thích của trẻ: Khi có sở thích với bất cứ hoạt động nào sẽ giúp cho trẻ say mê, tập trung được trí tuệ, sức lực và lòng nhiệt huyết của mình vào công việc. Nhưng do vốn kiến thức của trẻ còn nông cạn, những điều khiến trẻ thấy thích thú cũng có hạn. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng cho trẻ tiếp cận và thực hiện những điều mới lạ, bồi dưỡng niềm hăng say cho trẻ. Nhất là trong lĩnh vực học tập, do nhận thức còn cụ thể, cảm tính nên trẻ chưa ý thức được nhiều về giá trị, ý nghĩa của mọi việc đối với tương lai của mình. Cha mẹ hãy gần gũi, chia sẻ những niềm vui trong quá trình khám phá kiến thức mới của trẻ. Trong giao công việc, cha mẹ cần khích lệ, động viên kịp thời để trẻ thấy được ý nghĩa của việc mình làm mà cố gắng. Kết hợp cho trẻ những hoạt động vừa học, vừa chơi để trẻ thích thú trước rồi mới tiếp thu những kiến thức cần truyền tải, trẻ học như thế vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả.

– Làm tốt việc lập kế hoạch: Từ khâu chuẩn bị, đến thực hiện và kiểm tra kết quả đạt được, cha mẹ hãy cùng trẻ xác định thật rõ. Càng chi tiết, cụ thể trẻ sẽ càng dễ dàng đạt được. Để trẻ làm theo những yêu cầu của cha mẹ một cách kiên trì và có hiệu quả, cần phải giúp các em chuẩn bị đầy đủ, chu đáo những phương tiện cần thiết. Bao gồm: Nội dung công việc cụ thể là gì, xác định mục đích cần đạt tới, lựa chọn phương pháp, phương tiện nào cho phù hợp, tiến hành trong thời gian bao lâu… Khi có cơ sở rõ ràng như thế, trẻ sẽ tự tin thực hiện công việc của mình. Chẳng hạn như muốn trẻ làm tốt việc dọn dẹp nhà cửa, phòng riêng của mình, cha mẹ hãy định hướng trẻ cần chuẩn bị các dụng cụ như chổi, giẻ lau, chậu nước và xác định rõ trình tự công việc phải làm cũng như thời gian để tránh sự phân tán chú ý, mất tập trung của trẻ. Làm bất cứ nhiệm vụ gì trẻ sẽ khó theo đến cùng khi các em không biết mình làm để nhằm mục đích gì và trong thời gian bao lâu. Từ đó, sẽ hình thành dần dần tính kiên trì cho trẻ tùy theo từng công việc cụ thể.

– Phát huy tính chủ động, tự giác cho con: Mỗi khi làm việc gì mà do người khác bắt buộc, áp đặt thì ai cũng cảm thấy rất khó chịu và không thể nhẫn nại để hoàn thành tốt. Đối với trẻ, chỉ có khi nào phát huy được tính chủ động, tự giác thì mới khiến trẻ quyết tâm đến cùng để đạt được mục đích của mình. Vì thế, xen kẽ trong suốt quá trình giáo dục, cha mẹ cần giúp cho con hình thành tính chủ động, tự giác một cách tích cực. Trẻ phải ý thức được việc phải học tập thật tốt, biết chia sẻ giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức của mình là trách nhiệm, bổn phận làm con trong gia đình.

Nguyn Văn Công
(Giảng viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)