Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy con văn hóa sử dụng Facebook

Tạp Chí Giáo Dục

Hiện nay, Facebook (FB) là mạng xã hội thu hút rất nhiều người khắp nơi trên thế giới tham gia, nhất là giới trẻ. Điều đáng nói là một số bạn trẻ có hành động thiếu văn hóa khi dùng FB, cụ thể như: đăng tải những lời nói tục tĩu, chửi thề; những hình ảnh và clip phản cảm, khiêu gợi…

Chúng ta nên nhớ, mạng xã hội FB luôn có 2 mặt (xấu và tốt). Tuy nhiên, đối với bạn trẻ khi bắt đầu biết sử dụng FB thì khó có thể phân biệt được lợi ích và cái xấu từ FB. Theo tự nhiên, đa số các em cứ bắt chước từ bạn bè và tự khám phá FB. Nếu không có sự uốn nắn kịp thời thì các em dễ sa vào mặt trái của việc sử dụng FB là điều tất nhiên. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều bạn trẻ trở nên hư hỏng về mặt đạo đức, lối sống cũng phần nào do bị ảnh hưởng từ mạng xã hội mà nên.

Có thể khẳng định rằng: Mạng xã hội nói chung và FB nói riêng đều mang lại cho con người những lợi ích thiết thực (giúp cho con người giải trí, trao đổi, tra cứu thông tin… một cách nhanh chóng), nó rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Do đó, để giới trẻ sử dụng FB có hiệu quả thì việc dạy con văn hóa sử dụng FB là điều rất cần thiết.

Mt HS  Lâm Đng đăng thông tin sai lch v dch bnh Covid-19 trên FB cá nhân b công an triu tp nhc nh. Ảnh: T.Hồng

Điều trước tiên, đối với phụ huynh nên dạy cho con em mình cách chọn lọc thông tin trên FB, không chỉ chọn lọc thông tin để tiếp nhận và chia sẻ từ người khác, mà còn phải có sự chọn lọc của bản thân các em trước khi cung cấp, đăng tải lên mạng. Để làm được điều này, khi trẻ bắt đầu tập tành sử dụng FB thì phụ huynh cần định hướng, chỉ rõ ra những điều tốt và xấu; những điều nên làm và không nên làm trên FB cho con em mình, không phải bất cứ cái gì đăng tải trên mạng là có ích. Nên giải thích mục đích chính yếu của việc sử dụng FB ở trẻ là để phục vụ cho việc học tập. Tuyệt đối không được lợi dụng FB để chia sẻ, đăng tải những thông tin, hình ảnh phản giáo dục; những tin đồn thất thiệt. Chỉ ra cho các em biết hậu quả của việc đăng tải, chia sẻ thông tin, tin đồn thất thiệt.

Kế tiếp, dạy cho trẻ chọn đối tượng để kết bạn trên FB. Nhất thiết phải có danh sách bạn bè hạn chế phù hợp với lứa tuổi của con em mình với những quy định cụ thể. Kết bạn với mục đích chính là trao đổi, chia sẻ việc học tập. Tuyệt đối không nên kết bạn với những người lạ nhằm tránh bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ. 

Phụ huynh cần phải có sự quản lý về thời gian và hoạt động của con em mình khi sử dụng FB. Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, iPad, máy tính… và cần quy định cụ thể về thời gian sử dụng FB dành cho trẻ (khoảng 45 phút/ ngày). Đây là việc làm rất cần thiết, một mặt tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em cũng như việc học tập, mặt khác không để trẻ có cơ hội tiếp xúc với những thông tin, đối tượng xấu trên mạng.  Hơn nữa, phụ huynh cần phải biết trẻ làm những công việc gì khi lên FB.

Đối với nhà trường, cần thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn và định hướng cho học sinh dùng FB theo hướng tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực cho việc học tập. Người giáo viên nên quan tâm, giám sát tình hình sử dụng FB của học sinh nhằm phát hiện biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra để kịp thời uốn nắn, định hướng cho các em.  Hiện tại không ít bạn trẻ mê FB đến nỗi quên ăn, quên ngủ, thậm chí quên cả bài vở chỉ vì mải mê “chém gió” một vấn đề vô bổ nào đó. Do đó, người giáo viên nên hướng dẫn kỹ năng, cách biết tận dụng những trang mạng có ích cho vấn đề học tập. Chẳng hạn như dạy cho trẻ dùng FB trao đổi với bạn bè, thầy (cô) về vấn đề còn vướng mắc trong các môn học, tham khảo tài liệu, bài tập mẫu, hay chia sẻ những sáng kiến hay trong học tập…

Đất nước ngày càng văn minh và việc dạy trẻ văn hóa sử dụng FB là điều rất cần thiết, giúp các em hình thành nhân cách sống và tránh trường hợp các em tự “biến” mình trở thành người thiếu văn hóa trước thế giới bạn bè ảo.

Nguyn Đô (Vĩnh Long)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)