Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy đọc hiểu không sợ học sinh biết trước nội dung câu hỏi

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, có mt giáo viên nêu lên băn khoăn, đi ý: Các câu hi trong sách giáo khoa đã b gii sn và công b tt c trên mng. Vì thế, dy theo kiu kết cu bài ging truyn thng thì tui th ca bài dy s tt hơn, không s hc sinh biết trưc.


Theo tác gi, dy đc hiu không s hc sinh biết trưc ni dung các câu hi đã gii sn (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Trước băn khoăn của giáo viên, tôi xin trao đổi như sau:

Thứ nhất, thực tế giáo viên nêu là đúng 100%, chính tôi cũng thường lên mạng để xem họ soạn bài và rao bán như thế nào nên rất hiểu điều giáo viên nói.

Thứ hai, từ chuyện trên mà giữ lại cách dạy truyền thống cũng như băn khoăn về cách dạy đọc hiểu thì không ổn lắm, vì mấy lẽ sau: A/ Nếu cứ dạy theo cách truyền thống, không theo câu hỏi trong sách giáo khoa (để học sinh không biết trước) thì hệ quả sẽ là: Cùng một văn bản, một thể loại nhưng mỗi giáo viên dạy một cách; mỗi bài mỗi kiểu khác nhau. Như thế thì làm thế nào hình thành cho học sinh cách đọc được? B/ Ý kiến của tôi nhằm nhấn mạnh cần dạy theo mô hình câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa để hình thành cho học sinh cách đọc theo thể loại và kiểu văn bản. Như thế giáo viên cần nắm vững bản chất và yêu cầu của hệ thống câu hỏi ấy để vận dụng vào dạy học; tận dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. Khi đã nắm vững rồi, giáo viên có thể xem xét các câu hỏi trong sách giáo khoa ở mỗi bài, nếu chưa đúng, chưa tốt, chưa hay thì có thể thay thế câu khác nhưng cần bảo đảm đúng tính chất và yêu cầu của loại câu hỏi ấy. C/ Tôi nêu về cách dạy đọc hiểu ấy, gắn với điều kiện phải đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, thi cử theo hướng chống chép văn mẫu mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phát động, cũng như định hướng đánh giá của Chương trình ngữ văn 2018. Theo hướng này, học sinh phải vận dụng cách đọc, cách viết vào ngữ liệu mới, bối cảnh mới, còn văn bản học trên lớp chỉ để biết cách đọc, dĩ nhiên qua đó hiểu cái hay, cái đẹp của mỗi văn bản. Theo yêu cầu mới này, học sinh có tham khảo các tài liệu thì cũng không sao, vì chẳng chép được gì, bởi khi kiểm tra, thi cử không sử dụng lại văn bản đã học. D/ Học sinh đọc các tài liệu giải sẵn câu hỏi thì cũng không sao. Vì nếu tài liệu bám sát các câu hỏi trong sách giáo khoa thì cũng sẽ giúp học sinh biết cách đọc. Trên lớp, giáo viên cho học sinh trình bày lại các hiểu biết đã đọc được, yêu cầu các học sinh khác trao đổi, thảo luận và thống nhất cách hiểu phù hợp. Giáo viên có thể tham gia nêu thêm ý kiến của mình nếu thấy cần thiết. E/ Theo yêu cầu dạy đọc hiểu đã nêu, bất cứ tài liệu nào giúp học sinh biết cách đọc văn bản đều quý cả. Và ngay cả việc dạy thêm theo hướng dạy học sinh cách đọc, cách viết cũng nên khuyến khích và biểu dương (chứ không phải bị lên án như dạy thêm theo hướng đọc chép văn mẫu).

Tóm lại, dạy đọc hiểu không sợ học sinh đã biết trước nội dung các câu hỏi đã giải sẵn. Vì các câu hỏi giải sẵn ấy cũng giúp học sinh biết cách đọc. Khi đã thay đổi cách kiểm tra, đánh giá thì việc học sinh biết trước nội dung các câu hỏi trong sách giáo khoa chẳng có ý nghĩa gì trong việc làm bài kiểm tra. Và cũng vì thế loại tài liệu giải sẵn câu hỏi của sách giáo khoa cũng không tồn tại được lâu do tính thực dụng thấp.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)