Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy đọc hiểu văn bản văn học

Tạp Chí Giáo Dục

Văn bn văn hc trưc hết cn hiu là mt văn bn ngôn t, vì thế cũng phi tuân th cách đc mt văn bn nói chung. Tuy nhiên văn bn văn hc bên cnh đó có nhng đc đim riêng nên cn có cách đc phù hp.

Hc sinh THCS trong tiết hc môn ng văn (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Văn bản văn học là sản phẩm của tưởng tượng, sáng tạo; là mô hình cuộc sống được phản ánh bằng nghệ thuật, thể hiện cách nhìn và thái độ của người viết. Theo đó, văn bản văn học được cố định bởi hệ thống kí hiệu ngôn từ, nhưng ý nghĩa của nó rất phong phú do sự chi phối, tương tác của nhiều yếu tố khác nhau. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ lạ hóa. Cấu trúc văn bản văn học là một cấu trúc mở, có nhiều khoảng trống về nghĩa… Khi dạy học đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên cần chú ý:

Thứ nhất, tổ chức cho học sinh khám phá văn bản theo một quy trình giải mã văn bản nghệ thuật, chỉ ra sự phù hợp giữa các kí hiệu hình thức văn bản ngôn từ và nội dung, tư tưởng. Chú trọng các yêu cầu đọc hiểu từ nhận biết tính toàn vẹn, chỉnh thể trong tiếp nhận đến yêu cầu khám phá tư tưởng, chủ đề, cảm hứng và tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện qua hình thức cụ thể của văn bản; liên hệ, mở rộng để phát hiện những giá trị đạo đức, văn hóa và triết lý nhân sinh; từ đó biết vận dụng, chuyển hóa thành giá trị sống.

Thứ hai, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của văn bản văn học một cách tổng hợp. Trước hết là coi trọng văn bản ngôn từ, phân tích cái lý của những hình thức ngữ âm, chữ, từ, câu, đoạn, vần, nhịp, hình ảnh, chi tiết, nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian, biểu tượng… để hiểu văn bản văn học không thể thoát ly văn bản. Đọc hiểu văn bản văn học cũng là đi tìm ý đồ sáng tạo, tình cảm, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong đó. Tuy nhiên cần thận trọng trong việc diễn giải ý đồ, tư tưởng của tác giả. Việc đề cao vai trò người đọc của lý thuyết tiếp nhận đã chi phối mạnh mẽ cách dạy đọc hiểu văn bản văn học. Khi dạy giáo viên cần chú ý khai thác vốn hiểu biết đã có của học sinh, khuyến khích sự tìm tòi, liên hệ với hoàn cảnh của cá nhân… để chỉ ra thông điệp, phát hiện ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống” của văn bản. Kết quả diễn giải ý nghĩa của văn bản phải có sự thống nhất ở cả 3 phương diện: cấu trúc văn bản, ý đồ tác giả và vai trò người đọc.

Thứ ba, tùy vào đối tượng học sinh từng cấp, lớp và thể loại văn học mà vận dụng kết hợp các phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh như: đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề, đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, hướng dẫn ghi chép, phiếu học tập, nhật ký đọc sách, tổ chức thảo luận, chuyển thể tác phẩm văn học, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm tình huống…

Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, đồng thời hình thành kỹ năng đọc. Các câu hỏi như nêu cảm nhận chung về văn bản, nhận biết các chi tiết quan trọng, nhân vật, cốt truyện…; giải mã và kiến tạo ý nghĩa cho văn bản; phân tích, đánh giá được vai trò của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung; khái quát được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, triết lý nhân sinh được thể hiện trong văn bản; liên hệ nội dung của tác phẩm với kiến thức và trải nghiệm cá nhân để từ đó rút ra những bài học về cuộc sống. Động viên học sinh nói ra suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình, khuyến khích sự khác biệt…

Có thể nói hình thành kỹ năng đọc hiểu cho học sinh không thể vội vã mà nên theo hướng “mưa dầm thấm lâu”. Với mỗi văn bản, giáo viên chỉ cần khơi gợi để học sinh tìm kiếm một vài nội dung sâu sắc và hình thức nghệ thuật độc đáo, lý thú; đừng tham lam, ôm đồm với mong muốn nhồi nhét tất cả những gì mình hiểu về tác phẩm ấy vào đầu người học. Thi thoảng gặp văn bản khó, kết quả tiết học có khi chỉ để lại trong học sinh một ấn tượng nào đó hoặc giúp các em thấy rằng: hiểu được tác phẩm văn học cũng không dễ, thậm chí có khi không hiểu được.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)