Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy đọc trong giờ đọc hiểu

Tạp Chí Giáo Dục

Hot đng đc văn bn trong nhà trưng ph thông đưc hiu ít nht vi 2 cp đ: Đc thành tiếng và đc hiu.


Hc sinh THCS đc sách, báo ti trưng (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Cấp độ đầu được hình thành và phát triển chủ yếu ở tiểu học, nhất là lớp đầu cấp. Đó là học cách chuyển từ các con chữ sang âm thanh; nhìn vào chữ đọc ra âm. Đọc được chữ nhưng có thể chưa hiểu nghĩa, đọc rất to nhưng chưa chắc đã hiểu ý. Vì thế đi đôi với dạy phát âm, cần dạy về nghĩa, phải hiểu nghĩa. Đó chính là dạy đọc hiểu. Đọc hiểu bắt đầu bằng việc hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu và đoạn, cuối cùng là nghĩa của văn bản. Nghĩa của từ đã là rất phức tạp, ít nhất có nghĩa đen và nghĩa bóng; nghĩa gốc và nghĩa phái sinh; nghĩa từ điển và nghĩa trong văn cảnh… Nghĩa của cụm từ, đoạn văn và đặc biệt nghĩa của văn bản còn phức tạp hơn. Nó không phải đơn giản là tổng số nghĩa của các đơn vị nhỏ cộng lại, nhưng lại có quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào nghĩa của các đơn vị nhỏ ấy…

Nhắc lại đôi điều ai cũng biết như trên để lưu ý giáo viên về dạy đọc trong giờ đọc hiểu. Đôi khi chỉ vì quên mà thầy cô đã bỏ qua các yêu cầu về dạy đọc rất cần thiết đối với học sinh. Và quan trọng hơn là nếu không chú ý sẽ ảnh hưởng đến kết quả hiểu văn bản. Vậy trong giờ đọc hiểu, giáo viên cần chú ý những gì và tiến hành hoạt động đọc như thế nào?

Thứ nhất, hoạt động đọc được tiến hành sau phần mở đầu (vào bài, khởi động). Đọc văn bản là một hoạt động bắt buộc của giờ đọc hiểu, nhất là học sinh các dân tộc thiểu số, khi tiếng Việt còn hạn chế. Yêu cầu bắt buộc vì đây chính là nguyên tắc của dạy đọc hiểu. Học sinh phải trực tiếp tiếp xúc với văn bản, phải tự mình nhìn vào các con chữ và hình dạng cụ thể của văn bản; quan sát các câu thơ, câu văn, hình ảnh được sắp xếp trên trang giấy… Đọc văn bản còn là đọc tranh, ảnh có trong văn bản. Ví dụ: bên cạnh bức tranh minh họa phần kết thúc câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (Ngữ văn 6, tập 2 bộ sách Cánh Diều) là câu hỏi yêu cầu học sinh phải tìm hiểu nội dung tranh liên quan gì đến truyện (xem ảnh đính kèm). Tóm lại, chừng nào học sinh chưa tiếp xúc, chưa trực tiếp đọc văn bản thì chưa nên tiến hành các bước khác. Vì học sinh là người đọc, người cảm thụ và tiếp nhận thì chính các em phải đọc văn bản. Giáo viên không nên đọc hộ, tiếp nhận hộ hoặc chỉ thông qua các “thế bản” khác nhau.

Thứ hai, nên yêu cầu học sinh đọc trước văn bản ở nhà, nhưng trên lớp giáo viên vẫn phải tổ chức hoạt động đọc văn bản chung cả lớp với các yêu cầu sau: Bảo đảm tất cả học sinh phải tiếp xúc với văn bản, nắm được nội dung bề nổi của văn bản; Dạy cách đọc thông và đọc diễn cảm. Đọc thông tức cần hiểu nghĩa của một số từ, ngữ khó, những hình ảnh, điển tích, điển cố, các ký hiệu, biểu tượng, các yếu tố phi ngôn ngữ… Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để hiểu nghĩa của văn bản.

Mi hot đng có mt tm quan trng riêng. Hot đng đc văn bn là yêu cu bt buc đu tiên cn có ca gi đc hiu. Vi hc sinh khi đã đc trc tiếp văn bn, khi đã hiu thông nghĩa, dù ch mi là b ni, thì cũng đã đt đưc yêu cu tương đi cơ bn.

Một số giáo viên nghĩ đã có chú thích của sách giáo khoa nên không tổ chức việc tìm hiểu nghĩa là không đúng. Vì chắc gì tất cả các em đã xem và xem chắc gì đã hiểu được. Ví dụ khi dạy ca dao (Ngữ văn 6 – bộ sách Cánh Diều) có các câu: “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”; “Con người có cố, có ông/ Như cây có cội, như sông có nguồn” hoặc “Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”… Ở các câu ca dao này, rất cần cho học sinh tìm hiểu các hình ảnh “núi ngất trời” và “nước ở ngoài biển Đông” là hình ảnh chỉ những gì? “cố” và “ông” là ai? “cội” và “nguồn” là gì?… Nếu không hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh ấy, học sinh sẽ không hiểu tại sao dân gian lại ví von so sánh như thế. Để học sinh hiểu, tác giả dân gian toàn lấy cái cụ thể (núi ngất trời: núi rất cao lớn; nước biển Đông: nước nhiều vô kể) để làm rõ cái trừu tượng (là công cha, nghĩa mẹ); lấy cái cụ thể, quyết định (không có cội, gốc thì không có cây; không có nước đầu nguồn dồn góp thì không có biển cả) để khẳng định tầm quan trọng của nguồn gốc sinh thành. Cũng như vậy, lấy các bộ phận trên một cơ thể (tay, chân) để khẳng định tình anh em ruột thịt là không thể cắt chia… Chỉ như thế học sinh lớp 6 mới hiểu được vẻ đẹp cả nội dung và hình thức của các câu ca dao ấy. Từ hiểu mới đọc diễn cảm được.

Thứ ba, cần cho nhiều học sinh tham gia đọc, tham gia tìm hiểu nghĩa của từ ngữ khó, “thi đọc diễn cảm”. Có thể yêu cầu đọc cá nhân, đọc phân vai; đọc đoạn văn giàu chất thơ, giàu kịch tính, đọc đoạn đối thoại, độc thoại…; Yêu cầu giải nghĩa từ để mở rộng thêm vốn từ, để dạy nghĩa của từ trong văn cảnh, nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa gốc và nghĩa phái sinh như đã nêu. Dạy đọc như thế là dạy tích hợp ngữ và văn; dạy văn trên cơ sở ngữ… Dạy cách hiểu văn bản có cơ sở, không quy diễn, đoán mò. Trong giờ đọc hiểu văn bản, giáo viên đừng tiếc thời gian. Với sách giáo khoa Ngữ văn 2018 (bộ sách Cánh Diều), thời lượng dành cho đọc hiểu khá nhiều, khá rộng rãi. Ví dụ, mấy câu ca dao như trên được phân bổ 2 tiết (90 phút) để tổ chức dạy đọc hiểu. Nhưng nhiều giáo viên đã coi nhẹ hoạt động đọc này, lại mất thời gian để cung cấp các nội dung khác (như liên hệ, so sánh, mở rộng), vốn không phải là nội dung trọng tâm, cốt lõi của bài học.

Mỗi hoạt động có một tầm quan trọng riêng. Hoạt động đọc văn bản là yêu cầu bắt buộc đầu tiên cần có của giờ đọc hiểu. Với học sinh khi đã đọc trực tiếp văn bản, khi đã hiểu thông nghĩa, dù chỉ mới là bề nổi, thì cũng đã đạt được yêu cầu tương đối cơ bản. Ít nhất là các em đã đọc và biết được một tác phẩm. Với văn bản thơ nói riêng, tác phẩm trữ tình nói chung, đọc thông, đọc diễn cảm xong thì coi như giờ đọc hiểu cũng đã đạt gần một nửa. Và như thế, còn tốt hơn nhiều việc giáo viên nói rất hay nhưng học sinh chưa hề đọc trực tiếp văn bản bao giờ.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)