Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra dự thảo quy định thi nâng ngạch giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Một điểm đáng chú ý là ứng viên dự thi nâng ngạch từ Giảng viên lên Giảng viên chính phải trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học từ 9 năm trở lên.
Quy định thi nâng ngạch giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học quy định việc thi nâng ngạch giảng viên từ ngạch Giảng viên (mã số 15.111) lên Giảng viên chính (thuộc ngạch Phó Giáo sư – Giảng viên chính, mã số 15.110) và từ ngạch Phó Giáo sư – Giảng viên chính lên Giảng viên cao cấp (thuộc ngạch Giáo sư – Giảng viên cao cấp, mã số 15.109).
Quy định này áp dụng cho những người được tuyển dụng trong kế hoạch biên chế và thường xuyên đảm nhiệm việc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, đã được bổ nhiệm vào một trong các ngạch giảng viên, bao gồm: Giảng viên, Giảng viên chính, Phó Giáo sư, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
Theo dự thảo, điều kiện đối với ứng viên dự thi nâng ngạch từ Giảng viên lên Giảng viên chính là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch Giảng viên (mã số 15.111), trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học từ đủ 9 năm trở lên (tính từ thời điểm được bổ nhiệm vào ngạch Giảng viên đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi); được Hội đồng sơ tuyển của các cơ sở giáo dục đại học trực tiếp quản lý xét duyệt theo chỉ tiêu được phân bổ và Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có văn bản cử đi dự thi gửi về hội đồng thi của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi.
Đối với ứng viên dự thi nâng ngạch từ Phó Giáo sư – Giảng viên chính (gọi chung là Giảng viên chính) lên Giảng viên cao cấp: Là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch Phó Giáo sư – Giảng viên chính (mã số 15.111), đang trực tiếp giảng dạy ở trường đại học, cao đẳng từ đủ 6 năm – tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm ngạch Giảng viên chính hoặc ở chức danh Phó Giáo sư từ đủ 3 năm trở lên – tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm Phó Giáo sư hoặc Giảng viên chính – đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; Có đủ điều kiện về chức trách, hiểu biết và yêu cầu trình độ theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Giảng viên cao cấp; Được Hội đồng sơ tuyển của cơ sở giáo dục đại học trực tiếp quản lý xét duyệt theo chỉ tiêu được phân bổ và thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có văn bản cử đi dự thi gửi về hội đồng thi của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi.
Hình thức thi nâng ngạch giảng viên gồm: thi viết (trắc nghiệm và tự luận), thi vấn đáp; đối với môn Tin học, ứng viên phải làm bài thi thực hành trên máy tính.
Quy định thi nâng ngạch giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học quy định việc thi nâng ngạch giảng viên từ ngạch Giảng viên (mã số 15.111) lên Giảng viên chính (thuộc ngạch Phó Giáo sư – Giảng viên chính, mã số 15.110) và từ ngạch Phó Giáo sư – Giảng viên chính lên Giảng viên cao cấp (thuộc ngạch Giáo sư – Giảng viên cao cấp, mã số 15.109).
Quy định này áp dụng cho những người được tuyển dụng trong kế hoạch biên chế và thường xuyên đảm nhiệm việc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, đã được bổ nhiệm vào một trong các ngạch giảng viên, bao gồm: Giảng viên, Giảng viên chính, Phó Giáo sư, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
Theo dự thảo, điều kiện đối với ứng viên dự thi nâng ngạch từ Giảng viên lên Giảng viên chính là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch Giảng viên (mã số 15.111), trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học từ đủ 9 năm trở lên (tính từ thời điểm được bổ nhiệm vào ngạch Giảng viên đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi); được Hội đồng sơ tuyển của các cơ sở giáo dục đại học trực tiếp quản lý xét duyệt theo chỉ tiêu được phân bổ và Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có văn bản cử đi dự thi gửi về hội đồng thi của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi.
Đối với ứng viên dự thi nâng ngạch từ Phó Giáo sư – Giảng viên chính (gọi chung là Giảng viên chính) lên Giảng viên cao cấp: Là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch Phó Giáo sư – Giảng viên chính (mã số 15.111), đang trực tiếp giảng dạy ở trường đại học, cao đẳng từ đủ 6 năm – tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm ngạch Giảng viên chính hoặc ở chức danh Phó Giáo sư từ đủ 3 năm trở lên – tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm Phó Giáo sư hoặc Giảng viên chính – đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; Có đủ điều kiện về chức trách, hiểu biết và yêu cầu trình độ theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Giảng viên cao cấp; Được Hội đồng sơ tuyển của cơ sở giáo dục đại học trực tiếp quản lý xét duyệt theo chỉ tiêu được phân bổ và thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có văn bản cử đi dự thi gửi về hội đồng thi của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi.
Hình thức thi nâng ngạch giảng viên gồm: thi viết (trắc nghiệm và tự luận), thi vấn đáp; đối với môn Tin học, ứng viên phải làm bài thi thực hành trên máy tính.
H.V (Theo HNM)
Bình luận (0)