Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy học cá thể: Cần nhất là cái tâm và năng lực của người thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ làm học sinh năng động hơn trong học tậpDạy học cá thể là một xu hướng sư phạm tiến bộ của xã hội hiện đại. Nó không chỉ là một xu thế chung của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới mà dạy học cá thể còn giúp học sinh có được tính độc lập, óc sáng tạo và một tinh thần tư duy độc lập trong việc tiếp nhận các kênh thông tin trong học tập. Đứng trước nhu cầu cần phải cải cách phương pháp sư phạm trong nhà trường để hướng đến một mục tiêu duy nhất theo quan điểm sư phạm tiến bộ: “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.

Chiều 4-10, tại Trường THPT Võ Trường Toản, TS. Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã có buổi trao đổi với giáo viên nhà trường về đề tài này.

Một phương pháp sư phạm cần được nhân rộng

Mở đầu buổi trao đổi với giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản về phương pháp sư phạm mới “dạy học cá thể” TS. Huỳnh Công Minh đã nêu bật những mặt tích cực mà phương pháp sư phạm này mang lại như: giúp các em phát huy năng khiếu, sở trường sở đoản của từng em, động viên được học sinh hứng thú, ham thích tìm tòi học tập ở mức độ tốt nhất, giáo viên chủ động hơn trong tiết dạy, môi trường học tập của các cháu sẽ chủ động hơn, vui nhộn hơn và có tính dân chủ hơn. Công việc truyền thụ kiến thức của người giáo viên đến các em học sinh sẽ có tính hai chiều và nặng tính tư duy, xây dựng nhiều hơn phương pháp dạy học truyền thống là một chiều. Trong đó TS. Minh đặc biệt nhấn mạnh 5 điểm mà mỗi trường, cũng như ngành giáo dục cần phải quyết tâm hướng tới để có thể triển khai phương pháp dạy học cá thể một cách tốt nhất đó là: phải nhanh chóng đổi mới đào tạo sư phạm, đổi mới nội dung chương trình, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tích cực đổi mới thi cử và công tác quản lý, đổi mới hoạt động của người giáo viên và giảm sĩ số học sinh trong lớp. Song song với những điểm và những yếu tố cơ bản cần hướng tới ở trên để đạt được tính khả dụng cao nhất của phương pháp sư phạm tiến bộ- dạy học cá thể, TS. Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người thầy giáo, năng lực cũng như cái tâm với học sinh là quan trọng nhất, nó phải luôn giữ vai trò chủ đạo, TS. Minh nhận xét: Mọi phương pháp sư phạm dù có tiến bộ đến mấy, ưu việt đến mấy thì tất cả cũng đều phụ thuộc vào người thầy (năng lực, sự yêu nghề và tình yêu thương học trò) để mà từ đó xây dựng nên những phương pháp sư phạm tốt nhất, chuẩn mực nhất.

Những ý kiến đóng góp của giáo viên để thực hiện tốt phương pháp sư phạm trên

Với sự đồng tình hầu như là tuyệt đối của giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản về phương pháp dạy học cá thể mà TS. Minh giới thiệu, không ít giáo viên đã góp thêm ý kiến với giám đốc Sở bằng những trăn trở, ưu tư tâm huyết nhất của mình với mong muốn sẽ sớm áp dụng phương pháp sư phạm tiến bộ trên vào thực tế giảng dạy. Cô Phạm Ngọc Thùy Trang, tổ trưởng tổ văn ý kiến: Tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học cá thể là rất hợp lý, bởi nó không chỉ mang đến cho học sinh một môi trường học tập, sự sáng tạo mới mà phương pháp sư phạm lấy học sinh làm trung tâm sẽ là tiền đề rất tốt để môn văn có sự sáng tạo, thoải mái và vui tươi hơn trong giờ học. Tuy nhiên, tôi nghĩ để việc dạy học cá thể được thực hiện tốt chúng ta cần phải cố gắng giảm tải chương trình khung học tập như hiện nay, cải tiến chất lượng sách giáo khoa theo hướng mềm mại hơn, thực tế hơn, đặc biệt là hệ thống sách tham khảo văn hiện nay.

Thầy Trương Khắc Hiển, giáo viên toán thì cho rằng để thực hiện tốt việc dạy học cá thể, ngoài việc phải cố gắng phân loại học sinh theo hai dạng khá giỏi và trung bình để có phương pháp sư phạm, cách giảng dạy phù hợp với từng em thì ngành giáo dục cần phải đề xuất với Bộ nghiên cứu để giảm tải chương trình nặng nề như hiện nay, tích cực phát huy và khuyến khích vai  trò của người thầy trong việc sáng tạo, cấu trúc nội dung bài vở từ nền tảng khung chương trình của Bộ Giáo dục theo hướng đơn giản nhất, hiệu quả nhất, có như vậy phương pháp dạy học cá thể mới phát huy hết tác dụng của nó.

Cô Huỳnh Thị Xuân Lan, tổ trưởng tổ sử- GDCD và thầy Đặng Văn Thành, tổ trưởng tổ Anh văn thì lại có những suy nghĩ khác khi nhấn mạnh việc giáo viên phải quan tâm học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém bằng tất cả tấm lòng và tình yêu thương của một người mẹ thì sẽ khơi gợi được óc sáng tạo, sự cố gắng và tinh thần vượt khó nơi các em. Cô cũng đặc biệt lưu ý việc phải tôn trọng chính kiến, góp ý từ các em học sinh dù là nhỏ nhất, tạo cho các em môi trường học tập dân chủ, thoải mái trong lớp học, cũng như trong mối quan hệ thầy – trò. Làm tốt những điều đó sẽ phát huy tốt phương pháp sư phạm tiến bộ – dạy học cá thể mà chúng ta đã và đang triển khai.

Nguyễn Anh Tú

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)