Tuyển tình nguyện viên là người nước ngoài tham gia dạy tiếng Anh trong trường học.
“Lâu nay, mục tiêu dạy-học ngoại ngữ chưa rõ ràng, đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, đặc biệt phương pháp dạy-học ngoại ngữ còn rất lạc hậu (học chỉ để đi thi) dẫn đến trình độ sử dụng ngoại ngữ của học sinh còn thấp.
Kết quả khảo sát về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước do Hội đồng Anh, Trung tâm Giáo dục Apollo cung cấp thì học sinh Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng viết và đọc nhưng lại xếp thứ 18-19/20 về khả năng nghe và nói”. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Hoài Chương cho biết như trên tại hội nghị Triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức hôm qua (19-10).
AN GIANG, ĐỒNG THÁP
Chỉ 2% giáo viên Anh văn tiểu học đạt chuẩn CEFR
Đây là thông tin được đại diện Sở GD&ĐT An Giang và Đồng Tháp cho biết trong ngày 19-10. Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, kết quả khảo sát năng lực giáo viên tiểu học dạy tiếng Anh trên toàn tỉnh, chỉ có 7/340 giáo viên đạt chuẩn theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR). 84 giáo viên cận điểm đạt chuẩn sẽ được học bồi dưỡng ngay để kịp triển khai chương trình dạy-học tiếng Anh theo đề án của Chính phủ. Số giáo viên còn lại sẽ được bồi dưỡng đợt sau theo kiểu cuốn chiếu.
Còn tại Đồng Tháp, gần 400 giáo viên tiểu học cũng tham gia đợt khảo sát này. Kết quả chỉ hơn 2% giáo viên đạt chuẩn CEFR, chủ yếu tập trung ở TP Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Sở GD&ĐT đang phối hợp ĐH Sư phạm Đồng Tháp lên kế hoạch bồi dưỡng để giáo viên đạt chuẩn trong năm học này.
Q.VIỆT
|
Bình luận (0)