Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy học online – dễ mà khó!

Tạp Chí Giáo Dục

Trong thi gian dch Covid-19 din ra, hc sinh đưc ngh hc, điu giáo viên b môn (GVBM) luôn trăn tr là làm thế nào cng c kiến thc cho các em mà không phi tp trung ti lp hc? Đ thc hin điu này ch có th dy hc online (trc tuyến). Đây là mt trong nhng gii pháp duy trì hot đng dy và hc rt kh thi, cn thiết, đ chương trình không b đt gãy.


Tác gi dy hc online môn văn trong thi gian dch Covid-19 din ra  năm hc 2019-2020

Nhưng việc chuyển từ cách dạy học truyền thống sang dạy học trực tuyến khiến cho GVBM gặp khó khăn. Nguyên do là GVBM chưa quen với hình thức này, thiếu những kỹ năng cơ bản bắt buộc phải có và chưa hiểu nhiều về những công cụ phần mềm công nghệ thông tin. Tuy nhiên, bằng cách tìm tòi học hỏi trên mạng xã hội, kết hợp với sự trợ giúp của một số bạn bè, tôi và các GVBM trong trường đã tiến hành song song hai phương pháp dạy học trực tuyến là livestream và sử dụng phần mềm Zoom Meeting (hay còn gọi là Zoom Cloud Meeting). Qua thời gian đứng lớp, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Mỗi ứng dụng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau trong quá trình dạy học trực tuyến. Về sử dụng phần mềm livestream, ưu điểm trước tiên là không giới hạn số lượng người như trên lớp; có thể lưu lại nội dung bài giảng mà không bị trôi đi rất thuận lợi cho những học sinh chưa được học xem lại nội dung đã học; thầy trò tương tác trực tiếp, có thể phản ứng được câu hỏi của đối tượng tham gia. Tuy nhiên, nhược điểm dễ thấy là khi livestream, ta phải dùng ứng dụng có khả năng truyền tải nội dung trực tiếp qua internet và nó cần phải có máy quay video, hệ thống trao đổi âm thanh, phần mềm chụp màn hình. Số lượng học sinh tham gia học đông dẫn đến mạng bị “tắc đường”, hình ảnh không được rõ nét. Bên cạnh đó, GVBM khó quản lý học sinh khi các em trốn ra ngoài, không tương tác buổi học. Trong khi đó, về ưu điểm sử dụng phần mềm Zoom Meeting, các lớp học truyền thống với truyền thông video mở rộng để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Sử dụng tài nguyên và phần cứng đã có để mở rộng khả năng và các dịch vụ giáo dục. Tăng sự tham gia của học sinh và duy trì việc học với các lớp học ảo và học vi mô. Hình ảnh và âm thanh luôn rõ nét. Do tương tác trực tiếp nên quản lý được học sinh tham gia và trả lời mọi thắc mắc trực tiếp; đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, GVBM chỉnh sửa trực tiếp các câu trả lời. Chia sẻ nội dung bằng một cú nhấp chuột. Đồng chú thích thời gian thực và bảng trắng kỹ thuật số. Đảm bảo mọi người đều có thể tham gia một cách công bằng với phụ đề và phím tắt đóng. Chỉ cần có điện thoại hoặc máy tính kết hợp với mạng internet, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng. Còn nhược điểm dễ thấy là do tương tác trực tiếp nên nếu học sinh không tắt mic thì dễ gây tiếng ồn, người học cùng lúc đặt câu hỏi dẫn đến nhiễu tiếng ồn khiến buổi học không hiệu quả. Không lưu lại được nội dung nên gây khó khăn cho học sinh chưa kịp thời học lúc đó. Hạn chế về số lượng tham gia (không quá 50 người), nếu không dễ bị “đánh văng” ra khỏi phòng chát.


Có thể nói, mỗi phần mềm đều có các ưu và nhược điểm khác nhau, song để sử dụng được các phần mềm đó có hiệu quả, cần đảm bảo các yếu tố sau: Người dạy và người học phải thật sự tương tác với nhau. GVBM cần giao nhiệm vụ trước cho học sinh tìm hiểu bằng file lên nhóm học (giao đề đọc hiểu, đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ và văn bản văn học được nghiên cứu trước). Bên cạnh đó, GVBM cần chuẩn bị thật kỹ nội dung bài giảng, từ file PowerPoint để trình chiếu đến file Word để học sinh xem. GVBM phải biết cách chụp ảnh màn hình, tiếp nhận và xử lý phản hồi của học sinh. Về phía học sinh, cần thực hiện tốt các yêu cầu GVBM đưa ra. Chuẩn bị bài trước khi bước vào tiết học chính, tránh việc GVBM sửa đề hoặc giảng bài mà không hiểu nội dung của bài học.

Với cách ứng dụng hai phần mềm trên vào việc dạy học trực tuyến, học sinh rất hứng thú trong việc tiếp nhận nội dung bài giảng. Ngày đầu tiên giảng dạy bằng phương pháp livestream cho bài “Đọc hiểu văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ”, tôi nhận được sự tương tác của 124/147 thành viên nhóm học cùng với 277 bình luận. Sau đó, tôi thay đổi dạy học online bằng phần mềm Zoom Meeting. Nội dung dạy liên quan đến “Đọc hiểu văn bản và đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ”. Chúng tôi trực tiếp tương tác với nhau bằng hình ảnh nên nhìn ai cũng phấn khởi bước vào tiết học. Tiết học nhận được sự tương tác của 25/30 học sinh. Các em khẳng định cách học này rất bổ ích, giúp củng cố lại kiến thức tạm thời “lãng quên” trong mùa dịch…

Lê Th Hoài Thanh
(Giáo viên Trưng THPT
Lê Thánh Tôn, TP.HCM)

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)