Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy học sinh ứng xử với… bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Rt nhiu v bo lc hc đưng xy ra ch đưc phát hin khi có ai đó ghi hình và tung clip lên mng. Trong clip, chúng ta thưng thy có nhiu hc sinh (HS), c nam ln n, đng xung quanh, nếu không “c vũ” thì cũng không có đng thái gì can thip đến cuc xung đt…


Hình nh bo lc hc đưng đưc hc sinh tái hin trong mt hot đng sân khu hóa (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Tức là, khi HS đang đánh nhau, có một số HS khác bình thản đứng xem, thậm chí còn vô tư quay phim. Vậy nhà trường nên dạy HS ứng xử như thế nào trong những tình huống tương tự? Thật ra, dạy HS ứng xử với một cuộc đánh nhau giữa các HS phải gắn chặt với việc giáo dục các em ứng xử với vấn đề bạo lực nói chung và gắn cả với sự nêu gương của giáo viên về vấn đề ứng xử. Chẳng hạn, phải dạy HS biết tôn trọng nhau, biết lựa lời mà nói, biết “nói giảm nói tránh” khi phê bình nhau, biết thực hiện chữ “lễ” đúng mực; còn giáo viên phải làm gương về lời nói, ứng xử với HS, với đồng nghiệp, với phụ huynh, phải thể hiện sự đúng mực trong phê bình và phạt HS. Đó là một vấn đề lớn, gắn chặt với giáo dục đạo đức và văn hóa học đường. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp bắt gặp một vụ đánh nhau thực sự, HS cũng cần được dạy những cách ứng xử phù hợp. Trước hết, cần làm mọi cách để ngăn cản bạo lực xảy ra; nếu đang xảy ra thì phải làm cho cuộc xung đột sớm kết thúc. Việc ngăn chặn nên dùng lý lẽ và có thái độ kiên trì, không tỏ ra bênh vực vô lý khiến như “đổ dầu vào lửa”; nên giúp các bạn giảng hòa, hóa giải hiểu lầm, cố gắng đóng vai trò trung gian tích cực; có thể phân tích những hậu quả của đôi bên nếu xung đột xảy ra để từng cá nhân tự ý thức mà cân nhắc hành vi của mình. Ở mỗi vụ việc như vậy, người hòa giải cần bộc lộ uy tín, sự thuyết phục, khả năng điều đình… Trong trường hợp khả dĩ hơn cả, có thể báo với người lớn để có sự can thiệp mạnh mẽ hơn, giúp cuộc xung đột không diễn ra hoặc phải sớm dừng lại. Nhà trường và giáo viên cần chỉ ra được người mà HS có thể cầu cứu trong trường hợp khẩn cấp, như bảo vệ trường, thầy giám thị, thầy phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn… Dĩ nhiên, bản thân cần có ứng xử khéo léo để tránh bị lôi kéo vào cuộc xung đột đó hoặc một cuộc xung đột khác. Người can thiệp phải thực sự đứng “cửa giữa”, không được “xui nguyên giục bị”, không được mất bình tĩnh để làm trầm trọng thêm sự việc, cũng không để những lời nóng nảy của các bên làm ảnh hưởng và trở thành một kẻ hành xử bạo lực khác. Chẳng hạn, nghe một bạn đang tức giận đã văng tục mà không kiềm chế, văng tục trở lại hoặc sừng sộ với bạn thì khác nào khơi mào cho một cuộc chiến khác! Bên cạnh đó, trong một số trường hợp cụ thể, HS cần nêu ra những lý lẽ để bảo vệ, bênh vực bạn bị bắt nạt, bạn rơi vào cảnh yếu thế. Giáo viên cũng khơi gợi tinh thần trượng nghĩa cho HS, rằng phải biết bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, chống lại kẻ bạo quyền, bênh vực người yếu thế bằng những phương thức phù hợp, dĩ nhiên không phải lấy cái bạo lực này để khống chế cái bạo lực khác. Trong đó, nên chú ý giáo dục các bạn nam phải can thiệp tránh để các bạn nữ đánh nhau, càng không nên là người cổ vũ cho việc đó. Sự bênh vực đó phải dựa trên lý lẽ, vì “nói phải củ cải cũng nghe”. Tất nhiên, giáo viên không được khuyến khích HS tỏ ra “anh hùng” trong mọi trường hợp mà phải tùy lúc, tùy nơi. Không chỉ vậy, các em cũng phải biết giúp đỡ bạn khi có hậu quả xảy ra. Một cuộc đánh nhau có thể có nhiều hậu quả, như rách quần áo, bị thương, hư hỏng đồ đạc…, nếu đã cố gắng mà vẫn không ngăn được vụ việc thì ráng giúp đỡ các bạn, không được xem đó là chuyện đáng cười cợt, dè bĩu. Trong một cuộc mâu thuẫn cá nhân dẫn đến đánh nhau, ai cũng là người thất bại, chỉ có người giúp được bạn mình mới không phải là người thua cuộc! Cuối cùng, nếu không giúp được các bạn thì cũng đừng làm câu chuyện trầm trọng hơn, như tránh xúi giục, cổ vũ các bạn đánh nhau hoặc kích động các bạn khác sa vào cuộc bạo lực, không chụp ảnh, quay phim và tung hình ảnh đó lên mạng. Những việc làm đó không chỉ không hay về mặt đạo đức mà còn có thể vi phạm pháp luật, nếu các thông tin, hình ảnh xuất hiện công khai có tính chất xúc phạm, làm nhục các bạn có liên quan. Trong vấn đề ứng xử với các vụ đánh nhau nói riêng và ứng xử của HS với nhau nói chung, nhà trường và giáo viên nên quan tâm xây dựng các quy tắc ứng xử trong đơn vị, chẳng hạn tóm gọn thành 10 điều nên làm, 10 điều không nên làm, 10 điều nên tránh… Trong chương trình môn đạo đức, giáo dục công dân hoặc các lớp kỹ năng sống, giáo viên cần lồng ghép nội dung này vào để định hướng cho HS một cách chi tiết, cụ thể. Đồng thời, nếu trong trường, trong lớp có xảy ra các vụ đánh nhau hoặc va chạm suýt nữa đánh nhau mà có HS đứng vây quanh cổ vũ, quay phim, chụp ảnh thì phải phê bình thật nặng những em đó để răn đe, nhắc nhở chung.

Bạo lực học đường có thể coi là mầm mống của bạo lực ngoài xã hội nói riêng và xuống cấp đạo đức nói chung; thờ ơ với các cuộc đánh nhau của bạn bè có thể coi là dấu hiệu bước đầu của sự vô cảm, nếu không được chấn chỉnh để trở thành vô cảm ngoài xã hội thì thật là tai hại. Do đó, đây là vấn đề giáo viên và nhà trường phải hết sức quan tâm.

Trúc Giang

Bình luận (0)