Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy học theo chương trình mới: Những khởi sắc và bất cập!

Tạp Chí Giáo Dục

Vic ging dy theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 đã đi gn hết l trình. Ch còn 3 khi lp, gm lp 5, lp 9 và lp 12 s đưc áp dng vào năm sau là hoàn tt quy trình cun chiếu. Sau mt chng đưng khá dài thc hin ging dy trong nhà trưng bc THPT, chúng tôi thy có nhiu đim khi sc và bc l mt s hn chế, bt cp.


Hc sinh lớp 10 sân khu hóa tác phẩm văn hc khi hc chương trình mi môn ng văn. Ảnh: N.T

Hc sinh hng thú v chương trình và phương pháp dy hc

Trả lời khảo sát của chúng tôi, đa số học sinh (khối lớp 10 và lớp 11) đều cho rằng “cảm thấy hứng thú học tập chương trình mới so với chương trình cũ trước đây”. Bởi vì, về chương trình học, chương trình mới được giảm một số môn học, học sinh được chọn tổ hợp môn với các môn học mình yêu thích. Nhiều môn học được xây dựng theo cách giảm tải phần lý thuyết và tăng tính thực hành, vận dụng. Về phương pháp dạy học, điều rất được học sinh quan tâm, thì hầu hết cho rằng mình thích thú vì “không bị gò bó, rập khuôn bởi sách giáo khoa, các tài liệu”. Ngược lại, nó phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tự học của học sinh. Cụ thể, học sinh được trao đổi, thảo luận, hoạt động nhóm nhiều hơn. Nên tiết học lúc nào cũng sôi nổi, khác với không khí trầm lắng trước đây. Các môn học như tiếng Anh, ngữ văn, giáo viên cũng tăng cường nhiều kỹ năng cho học sinh như đọc, nói và nghe, thay vì quá chú trọng kỹ năng viết như trước đây. Khiến học sinh “bớt rụt rè, thụ động trong học tập, giao tiếp”. Về kiểm tra, đánh giá, học sinh hoan nghênh chương trình mới vì điểm số được đánh giá toàn diện thế mạnh của học sinh. Thay vì cách đánh giá cũ chủ yếu là bài kiểm tra viết. Thì cách đánh giá mới với nhiều hình thức như sản phẩm, hoạt động thuyết trình, thực hành… khiến học sinh yêu thích và việc học hiệu quả hơn.

Với bộ môn ngữ văn, dù văn bản yêu cầu ngoài sách giáo khoa phần nào có gây khó khăn cho các em, nhưng hầu hết học sinh và giáo viên tán thành và đánh giá cao cách kiểm tra này. Có thể nói đây là một trong những “điểm sáng”, sự “lột xác” rõ nhất của chương trình mới. Khảo sát đề kiểm tra của một số trường THPT tại TP.HCM thời gian vừa qua, chúng tôi thấy cách ra đề ngữ văn khá đa dạng, nhưng nhìn chung là đề kiểm tra rất thoáng, gợi mở, ngữ liệu hoàn toàn mới mẻ. Đề phát huy sự sáng tạo và kỹ năng làm bài của các em, chứ không lệ thuộc vào văn bản đã học. Cấu tạo đề kiểm tra khác hẳn so với cách ra đề của chương trình cũ, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khi làm bài. Ghi nhận ý kiến học sinh sau các lần kiểm tra, đa số các em đều thừa nhận có chút khó khăn lúc đầu khi làm bài, vì đề cho văn bản mới, chưa đọc bao giờ. Nhưng hầu hết các em cho biết rất có hứng thú khi làm bài về một văn bản hoàn toàn mới lạ. “Với cách ra đề kiểm tra đổi mới này, giáo viên coi kiểm tra cũng thấy nhẹ nhàng hơn vì không còn để tâm đến việc học sinh “mang phao” vào phòng. Giáo viên chấm bài cũng đỡ nhàm chán vì ít còn cảnh viết văn đồng phục của học sinh”, một giáo viên nhận xét.

Nhng hn chế, bt cp cn khc phc ca chương trình mi

Kết quả khảo sát ý kiến từ học sinh và giáo viên cũng cho thấy bên cạnh những hoan nghênh, học sinh còn bày tỏ nhiều lo lắng, băn khoăn về gánh nặng của chương trình mới và các hệ lụy của nó. Một học sinh lớp 10 viết: “Em thấy chương trình mới không hề giảm tải, bằng chứng là ngày nào em cũng thức đến 11, 12 giờ đêm mới giải quyết hết bài vở”.

Chương trình mới còn tạo gánh nặng cho học sinh vì giáo viên “giao việc” quá nhiều. Cụ thể là hầu hết các môn học đều buộc học sinh làm sản phẩm học tập, nên tốn rất nhiều công sức. Học sinh thuyết trình nhiều là tốt, nhưng có sản phẩm để thuyết trình học sinh phải hao tốn rất nhiều thời gian. Một học sinh phân tích khá cụ thể tác hại của việc lạm dụng hoạt động nhóm: “Hoạt động làm việc theo nhóm sẽ không có hiệu quả học tập với những cá nhân không tích cực trong nhóm. Khi ấy những bạn này sẽ có thái độ ỷ lại các bạn khác, không chịu làm việc, lâu dài sẽ hổng kiến thức trầm trọng”.

Chương trình mi còn to gánh nng cho hc sinh vì giáo viên “giao vic” quá nhiu. C th là hu hết các môn hc đu buc hc sinh làm sn phm hc tp, nên tn rt nhiu công sc. Hc sinh thuyết trình nhiu là tt, nhưng có sn phm đ thuyết trình hc sinh phi hao tn rt nhiu thi gian.

Đa dạng các hoạt động (như hướng nghiệp, trải nghiệm, ngoài không gian lớp học…) giúp học sinh năng động, tích cực, hướng đến xu thế công dân toàn cầu. Nhưng tổ chức tràn lan, thường xuyên, cũng tạo cho học sinh tâm lý mệt mỏi, đó cũng là lo lắng của các em.

Thiết kế bài học của giáo viên cũng theo mẫu giáo án mới, theo cách thức tổ chức một tiết dạy của Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Mẫu giáo án này có phần tích cực rõ rệt, theo xu hướng hiện đại, đề cao kỹ năng luyện tập, vận dụng, liên hệ của học sinh. Nhưng nếu máy móc, rập khuôn sử dụng thì trong một tiết học, giáo viên và học sinh phải làm việc liên tục, không nghỉ ngơi mới “chạy” kịp kế hoạch, nếu không sẽ bị “cháy giáo án” thường xuyên. Vì thế tiết học mất hết khoảng lặng thời gian để cho học sinh nghiền ngẫm vấn đề.

Việc dạy học và kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn được cho là có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, thao tác ra đề kiểm tra môn ngữ văn theo chương trình mới còn nhiều bất nhất và bất hợp lý, như hình thức câu hỏi (trắc nghiệm hay tự luận), thang điểm giữa phần đọc hiểu và làm văn, có sự tích hợp giữa văn bản phần đọc hiểu với phần làm văn hay không. Hoặc yêu cầu của các câu hỏi có bám sát tri thức ngữ văn chương trình mới không, hay vẫn với cách hỏi cũ về đọc hiểu văn bản. Hoặc là văn bản đọc hiểu quá sức với học sinh, gây khó khăn cho các em khi làm bài. Nóng nhất thời gian qua là việc tổ bộ môn ngữ văn một số trường chọn ngữ liệu khá “nhạy cảm”, tạo ý kiến phiền hà từ dư luận.

Những môn học như hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, giáo dục địa phương khi xây dựng chương trình rất “lý tưởng” về mục đích. Nhưng đưa vào giảng dạy lại cho thấy nhiều bất cập, như về tài liệu dạy học, giữa lý thuyết và trải nghiệm thực tế.

Tranh luận về việc cho phép hay cấm sử dụng điện thoại di động trong nhà trường có vẻ không còn phù hợp với xu thế của chương trình mới. Vì hiện tại, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chương trình mới kết hợp cùng lúc nhiều hình thức vừa trực tiếp vừa online. Ngay cả việc sử dụng tài liệu học tập, giáo viên cũng gửi cho học sinh qua mạng, chứ ít photo như trước đây. Điều này đòi hỏi mỗi học sinh đến lớp phải mang theo thiết bị công nghệ số như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop… Và điều này cũng đòi hỏi thêm nhiều hơn từ vai trò quản lý của nhà trường. Nếu không học sinh sẽ dễ “lạm dụng khi sử dụng điện thoại, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực”, một học sinh nêu quan điểm.

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)