Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy & học thời 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc (GD) 4.0 ra đi nhm đáp ng cho nhu cu xã hi ca cuc cách mng công nghip 4.0. Vi nhng thành tu ni bt trong các lĩnh vc internet, mng xã hi, di đng, trí tu nhân to và robot…, cuc cách mng công nghip 4.0 đã to ra nhng thay đi to ln trong mi mt, làm thay đi cuc sng con ngưi, và GD là mt trong nhng lĩnh vc sm chu nhiu tác đng.

Hc sinh THCS ti TP.HCM hc văn thông qua d án. Ảnh: N.Quang

Khởi đi từ nền GD của các thời kỳ trước, từ GD 1.0 – học sinh học tập tại trường – thầy đọc/giảng – trò chép (một chiều) theo kiểu học từ chương, đến GD 3.0 hiện tại, vai trò của thầy cô đã có ít nhiều thay đổi, chuyển sang hướng dẫn và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh chứ không còn đơn thuần truyền đạt kiến thức, và đến GD 4.0 thì sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ hơn: quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức chuyển sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh. Như vậy, sau mỗi cuộc cách mạng công nghiệp, xã hội biến chuyển sâu sắc. Từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, rồi đến xã hội tri thức, và đang bước sang xã hội sáng tạo.

Quan điểm chỉ đạo đổi mới GD trong Nghị quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là “Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi hệ thống GD phải nhanh chóng thay đổi toàn diện việc dạy – học theo tiêu chuẩn mới, để có thể hòa nhập vào nền kinh tế số. Vậy ngành GD và thầy – trò cần phải chuyển đổi thế nào để đáp ứng xu thế phát triển của mô hình GD 4.0?

Chuyn đi phương thc GD

Ngành GD nói chung, nhà trường nói riêng cần nhanh chóng, kịp thời chuyển đổi cách thức GD từ truyền đạt kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Thực hiện phát triển nền GD mở, thực học, thực nghiệp; phát triển GD-ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt quan tâm đến quan điểm “dạy học phân hóa” và các phương thức học mới phổ dụng trong GD 4.0 như: học thông qua trò chơi, liên hệ tương tác giữa nhiều người, cung ứng đám đông, học thông qua dự án… Thời gian và địa điểm học tập của người học không bị ràng buộc và có thể thay đổi tùy ý cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế.

Chú trọng cung cấp nhiều kỹ năng phù hợp cho học sinh hơn như: vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học, có phong cách học tập sáng tạo, chủ động; chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành cho học sinh năng lực tư duy độc lập giải quyết vấn đề, vận dụng, thích nghi…

T vai trò ngưi dy…

Ngày nay, giáo viên không còn là người duy nhất có được kiến thức bởi học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ internet. Phương pháp đào tạo truyền thống “giáo viên là trung tâm”, thầy cô giáo lựa chọn và truyền đạt hầu hết kiến thức cho học sinh đã không còn phù hợp, cần chuyển đổi sang “học sinh là trung tâm”, người thầy dựa trên nhu cầu học hỏi của học sinh để gợi mở, định hướng kiến thức cho các em tự lựa chọn và tiếp thu, theo mô hình “thầy chủ đạo – trò chủ động”.

Nhanh chóng đoạn tuyệt phương thức dạy học truyền thống “thầy giảng, đọc – trò nghe, chép”, nhà giáo sớm tự chuyển dịch vai trò, từ người thuyết giảng (theo kiểu đọc – chép là chính) sang nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ học tập và giới thiệu, giúp người học tự phát triển.

Trên cơ sở quan điểm dạy học phân hóa, người thầy tăng cường quan tâm đến từng học sinh trong lớp vốn có nhu cầu không đồng đều nhau. Nhiệm vụ chính của giáo viên là tạo môi trường học tập, tạo điều kiện để từng học sinh có cơ hội học tập theo phương pháp tích cực và sáng tạo, gắn việc dạy – học với thực tiễn cuộc sống.

Quả nhiên, đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng GD trong thời 4.0, nên giáo viên cần phải đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và quản lý, sử dụng thuần thục những phương tiện dạy học hiện đại, nỗ lực đưa công nghệ mới vào học đường để giúp cho việc giảng dạy, học tập ngày càng hiệu quả hơn.

Để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thành công, nhà giáo phải đi trước đón đầu, phải nhanh chóng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp. Đừng bao giờ tự phụ về kiến thức, kỹ năng vốn có của mình, vì nếu năng lực và phương pháp giảng dạy của giáo viên còn lạc hậu, chưa truyền được cảm hứng cho người học, thì chất lượng GD khó đáp ứng kịp yêu cầu của xã hội.

Đến tâm thế ngưi hc

Vai trò của giáo viên thay đổi, tâm thế người học cũng phải thay đổi theo. Học tập truyền thống vốn mang tính thụ động, người học chủ yếu tham gia các chương trình GD đã được xây dựng sẵn theo khuôn mẫu chung cho số đông và tiếp cận kiến thức một chiều. Ngày nay, theo yêu cầu của GD hiện đại, học sinh buộc phải tăng tính chủ động, khả năng tự định hướng các kiến thức cần thiết và xây dựng các bước học tập riêng theo đặc thù của từng cá nhân. Học sinh cần chủ động trong học tập, tăng cường tự học và xác định học tập suốt đời.

GD thời 4.0 đã mở rộng độ tuổi học tập (không dừng lại ở cuối cấp THPT như GD truyền thống) qua khái niệm “học tập suốt đời” – không chỉ giới hạn trong độ tuổi đi học. Người học cần xác định ý thức học tập suốt đời, không ngừng cập nhật tri thức để kịp đáp ứng yêu cầu công việc của từng thời đoạn. Để tiếp thu kiến thức, học sinh cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực tư duy độc lập, vận dụng, giải quyết vấn đề. Bài học không chỉ gói gọn trong sách vở, tài liệu, mà phải mở rộng việc tiếp thu kiến thức từ nhiều hình thức khác, như qua trò chơi, liên kết nhóm, liên hệ tương tác, cung ứng đám đông… Từ đó, học sinh sẽ vừa tiếp thu được kiến thức khoa học, vừa biết được cách vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, tích cực thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và thực tế sinh động.

Dy và hc theo xu thế mi

Phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền GD Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu đổi mới về quan điểm, phương thức, chương trình GD để đáp ứng đòi hỏi phát triển phẩm chất và năng lực của từng người học, trong lúc thực tế chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cũng chưa đồng đều; hệ thống cơ sở vật chất chưa thật tương thích.

Trong xu thế mới, hệ thống GD ở tất cả các cấp học, các trình độ đào tạo – nhất là các trường ĐH, CĐ – phải tập trung định hướng giúp người học phát triển phẩm chất và năng lực, phát huy được tiềm năng của cá nhân mình. Đội ngũ cán bộ quản lý GD, giáo viên – lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới GD – cần được chú trọng quan tâm hơn, được đầu tư và hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao năng lực để có thể đáp ứng được những yêu cầu trong giai đoạn mới.

Cuối cùng, để GD 4.0 đồng hành và thành công cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, trước mắt ngành GD nói chung, từng cá nhân nói riêng phải có một tầm nhìn xa, bao quát và toàn diện. Mỗi giáo viên cũng như người học phải tự thân vận động và chuyển đổi hoạt động dạy – học theo xu thế mới, vì nếu cứ bàng quan đứng ngoài cuộc, khư khư giữ quan điểm dạy – học cổ hủ, thì cá nhân sẽ trở nên lạc lõng và tất nhiên bị bỏ rơi lại phía sau.

Thành Dương

 

Bình luận (0)