Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dạy học trực tuyến không chỉ là câu chuyện mùa dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Thng thn trưc nhng hn chế trong vic dy hc trc tuyến, thm chí còn cho rng dy hc trc tuyến đưc xem là “cú đánh úp” khi t phía giáo viên, ph huynh và hc sinh đu thiếu s chun b. Tuy nhiên, các chuyên gia khng đnh, mt khi đã quen tay thì vic dy hc trc tuyến s mang li hiu qu tích cc…


Giáo viên Trưng THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) trong mt tiết lên lp dy hc trc tuyến

Khi đã quen tay, hiu qu tăng lên gp rưi

GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận, để dạy học trực tuyến hiệu quả, nhất là ở bậc tiểu học, giáo viên cần bám sát vào yêu cầu cần đạt của học sinh để thiết kế các ý tưởng dạy học, kịch bản sư phạm, kế hoạch bài dạy phù hợp. Kết hợp với các phần mềm dạy học, giáo viên linh hoạt tổ chức các hoạt động hướng đến yêu cầu cần đạt của học sinh. “Quan trọng nhất là kịch bản phải được xây dựng một cách khoa học qua các hoạt động từ khám phá, bài tập, thực hành…, tạo sự hứng thú và khuyến khích học sinh tham gia”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói.

Ở góc độ nghiên cứu, GS.TS Lê Anh Vinh (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đánh giá, việc tổ chức dạy học trực tuyến thời gian đầu chắc chắn sẽ khiến giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớn tuổi lúng túng, ngại thay đổi. Nhưng khi đã biến nó thành thói quen và quen tay thì lại tác động mạnh mẽ đến hiệu quả dạy và học. “Khi đã chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động sẽ giúp giáo viên cải thiện hiệu quả công việc ít nhất là lên gấp rưỡi. Không còn dừng lại ở câu chuyện giao bài tập, trao đổi, tương tác đơn thuần qua máy tính, điện thoại như thời gian đầu, dạy học trực tuyến hiện nay đã dần hình thành hệ sinh thái với các kho học liệu, nguồn tài nguyên phong phú được ngành giáo dục và bản thân mỗi giáo viên nỗ lực sáng tạo ra”, GS.TS Lê Anh Vinh cho biết.

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, một khi tư duy đã thay đổi và sự đổi mới đã trở thành thói quen thì sự chuyển đổi, đổi mới sẽ không phải là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà về lâu dài sẽ là “cú hích” giúp các nhà trường, giáo viên tiến tới trở thành trường học thông minh. Ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, hình thức dạy học trực tuyến chắc chắn sẽ không mất đi mà tiếp tục được duy trì, đan xen với dạy học truyền thống.

Giáo viên, hc sinh đu phi thay đi, c gng

Nhìn lại quá trình dạy học trực tuyến tại trường trong thời gian vừa qua, ThS. Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) thừa nhận, nhà trường và giáo viên gặp rất nhiều rào cản, trong đó lớn nhất là tính tương tác giữa thầy và trò bị hạn chế.

ThS. Huỳnh Thanh Phú cho rằng trong bối cảnh dạy học trực tuyến, để đạt được hiệu quả như mong đợi thì người đứng đầu nhà trường có vai trò cực kỳ quan trọng, phải thực sự là “đầu tàu”, tiên phong, phải đam mê công nghệ, am hiểu và chia sẻ với giáo viên. Từ đó mới có thể gỡ khó cho giáo viên về “phần cứng lẫn phần mềm”. Có thể là tổ chức các buổi tập huấn, hỗ trợ cơ sở vật chất nhà trường để tạo động lực cho giáo viên, tạo sự đồng bộ trong các ứng dụng công nghệ để hạn chế những khó khăn cho học sinh. “Quá trình đó cũng rất cần sự chia sẻ của phụ huynh với những khó khăn, áp lực của giáo viên, không yêu cầu quá cao mà cùng phối hợp với giáo viên, với nhà trường để giáo dục học sinh”, ThS. Huỳnh Thanh Phú bày tỏ.

Thẳng thắn chỉ ra những bất lợi, hạn chế của việc dạy học trực tuyến, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho hay, hình thức này cản trở và làm gián đoạn quá trình giao tiếp sư phạm. Không những thế, thời điểm dạy học trực tuyến trong năm học này được xem là “cú đánh úp” khi học sinh và thậm chí cả giáo viên chưa thực sự sẵn sàng, chưa trang bị đầy đủ kỹ năng 4.0. ““Cú đánh úp” ở đây còn là vì phụ huynh chưa quen với việc làm việc tại nhà. Ngoài ra, đó còn là câu chuyện trang bị dài hơi về năng lực cho giáo viên. Việc chuyển đổi giáo án từ trực tiếp sang trực tuyến cũng cần phải được bàn bạc, có lộ trình… Tuy nhiên, không phải khó khăn mà không làm bởi làm một cái gì đó còn hơn là không làm gì cả. Học sinh cần hiểu điều đó để biết rằng dạy học trực tuyến dù khó khăn nhưng vẫn sẽ trang bị cho chúng ta kiến thức”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nói.

Trước những rào cản trong quá trình học trực tuyến, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nhận định, mọi môn học, chương trình học được thiết kế đều có lý do, được cân chỉnh và tính toán với khung năng lực, mục tiêu đầu ra, phát triển năng lực học sinh. Không có môn học nào tồn tại trong nhà trường được xem là môn phụ, không quan trọng. Việc học sinh gặp khó khăn khi tiếp cận một môn học nào đó, nhất là khi học trực tuyến thì vấn đề nằm ở tính mục tiêu theo đuổi của các em. Tất nhiên, không thể không kể đến phương pháp sư phạm, năng lực của người giáo viên hay tính thực tiễn của môn học. Khi dạy học trực tuyến sẽ giảm cơ hội cho thầy cô “cháy” hết mình với bài giảng. Từ cả hai phía giáo viên và học sinh đều phải thay đổi, cố gắng…


Hc sinh tiu hc ti TP.HCM hc trc tuyến

Thời gian qua, việc dạy học trực tuyến đã có nhiều câu chuyện buồn về cách hành xử “chưa đúng mực” của cả thầy và trò. Trước thực tế này, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A khẳng định, chính những ức chế tâm lý trong dạy học trực tuyến đã dẫn đến những “méo mó” trong quá trình dạy và học. Để hạn chế, phụ thuộc vào yếu tố cảm xúc của bản thân mỗi người, đặc biệt là từ bản thân giáo viên. Về phía học sinh, đó là sự hợp tác, chia sẻ. Theo chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, thời điểm này dạy học trực tuyến có thể là do dịch bệnh, song câu chuyện trực tuyến sẽ là câu chuyện tương lai của thế giới, của thị trường lao động và là công cụ để bạn ấn định rằng bạn sẽ trở thành ai trong thị trường lao động. “Có một câu chuyện là khoảng 2 năm trở lại đây, trong các hội đồng tuyển dụng lao động, doanh nghiệp đều hỏi ứng viên là “bạn có khả năng làm việc từ xa không”, “bạn xài được bao nhiêu công cụ để làm việc từ xa”… Trong thời đại này, các em không thiếu nền tảng kiến thức, học từ internet, từ sách vở, học liệu… Vấn đề là động lực học tập, mục tiêu cuộc đời, định hướng của phụ huynh. Chính bản thân các em chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình. Nó thuộc về tính chủ động của mỗi học sinh”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nói.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)