Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy học văn bản thông tin

Tạp Chí Giáo Dục

Mt trong nhng đim mi ca chương trình Ng văn 2018 là coi văn bn thông tin (VBTT) là mt trong 3 loi văn bn chính đ rèn luyn cho hc sinh.


Mt tiết hc môn văn ca hc sinh Trưng THPT Bình Khánh (huyn Cn Gi). Ảnh: Y.Hoa

Trong chương trình hiện hành, học sinh đã được tiếp xúc với VBTT như các bài học trong sách giáo khoa nhiều môn học; các bài văn học sử, bài tiếng Việt và làm văn, một số văn bản nhật dụng trong sách ngữ văn… Chỉ có điều chương trình hiện hành chưa gọi là VBTT và chưa được dạy như một VBTT. Dạy học chương trình Ngữ văn mới cần khắc phục hạn chế này.

Dy ng văn không ch có dy văn chương mà còn dy hc sinh biết tiếp nhn, to ra và s dng thành tho các sn phm giao tiếp thưng nht. Hc sinh biết đc, biết viết mt bn thông báo nơi công cng cũng quan trng như đc hiu, cm nhn và thưng thc đúng mt truyn ngn, mt bài thơ.

VBTT (informational text) là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về con người, sự vật, hiện tượng hoặc hướng dẫn thực hiện hoạt động dựa trên các số liệu, sự kiện khách quan và kiến thức khoa học. VBTT rất phổ biến trong xã hội dưới dạng các bài báo, tạp chí, từ điển, sách giáo khoa, sách viết về danh nhân, sách hướng dẫn (du lịch, sử dụng thuốc, nấu ăn…), panô, áp phích… Theo đó, VBTT thường được trình bày bằng kênh chữ kết hợp với các kênh khác như hình ảnh, âm thanh… nên VBTT thường là văn bản đa phương thức (multimodal text). Dạy VBTT cần chú ý giúp học sinh nhận biết được các đặc điểm hình thức của VBTT và vai trò tác dụng của các hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung thông tin. Các yếu tố hình thức thường thấy của VBTT như nhan đề, sa pô, các đề mục, các chữ in đậm, các ký hiệu, sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh… Chẳng hạn, dạy văn bản thuật lại sự kiện lịch sử như “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”, giáo viên cần ý thức rõ đây là dạy một VBTT chứ không phải dạy một bài lịch sử. Vì thế cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu: a) Mục đích của văn bản; b) Thông tin chính của văn bản; c) Nhận biết các yếu tố hình thức và tác dụng của chúng trong việc chuyển tải thông tin. Thực chất là trả lời các câu hỏi: Nhan đề văn bản cho ta biết các thông tin gì? Sa pô là gì và tại sao sa pô thường in đậm ở phần đầu bài viết? Tại sao bài viết in vào ngày giờ tháng năm này? Các tiêu đề nhỏ trong văn bản có tác dụng gì? Văn bản có sử dụng các hình ảnh, sơ đồ biểu bảng không và chúng có tác dụng gì?… Kết quả là học sinh mỗi khi tiếp xúc với VBTT, khi đọc sách, báo, tạp chí (trên giấy hay trên mạng, điện tử), các em hiểu đúng và biết cách đọc, cách tiếp nhận các thông tin; biết khai thác thông tin từ các yếu tố hình thức của loại văn bản này.

Từ dạy đọc VBTT, sẽ tích hợp với kỹ năng viết và nói – nghe để dạy cho học sinh cách tạo lập một VBTT thông thường. Trong nhà trường, việc dạy tạo lập một VBTT chủ yếu sử dụng phương thức thuyết minh. Dạy cho học sinh viết một bài giới thiệu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; biết giới thiệu một cuốn sách, một sản phẩm, một phương pháp nấu ăn; biết làm một báo cáo hay viết một thông báo công cộng… đều là dạy tạo lập VBTT.

Dạy ngữ văn không chỉ có dạy văn chương mà còn dạy học sinh biết tiếp nhận, tạo ra và sử dụng thành thạo các sản phẩm giao tiếp thường nhật. Học sinh biết đọc, biết viết một bản thông báo nơi công cộng cũng quan trọng như đọc hiểu, cảm nhận và thưởng thức đúng một truyện ngắn, một bài thơ. Ra đời học sinh phải đọc VBTT còn nhiều hơn cả thơ văn.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)