Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy học văn trong nhà trường: Nhìn từ bài làm của thí sinh với đề thi tốt nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

T kết qu bài làm môn văn ca thí sinh trong các k thi tt nghip THPT cho chúng ta nhiu suy nghĩ v cách dy và hc văn hin nay.


Hc sinh lp 12 Trưng THPT Tây Thnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) ôn tp môn văn chun b cho k thi tt nghip THPT 2023 va qua. Ảnh: N.Tuấn

Chẳng hạn như đề thi năm 2023 này, về cách thức và các yêu cầu của câu hỏi không khác gì với đề thi năm ngoái. Trong đó có những câu hỏi y hệt như sao chép lại, như câu hỏi về thể thơ, câu hỏi xác định từ ngữ, câu hỏi về tác dụng tu từ, và cả câu hỏi nghị luận văn học. Thế nhưng, theo nhận xét của giám khảo chấm thi tốt nghiệp THPT môn văn năm nay, bài làm của thí sinh không có gì khởi sắc hơn năm ngoái, điểm thi không có nhiều đột biến. Tại sao như vậy? Lý do sâu xa từ thực tế cách dạy và học văn hiện nay.

Vô s li sai trong bài làm ca thí sinh

Đáp án của đề thi có nhiều câu yêu cầu đơn giản và khá thoáng. Chẳng hạn câu 1 và câu 2 của phần đọc hiểu là 2 câu hỏi nhận biết, thí sinh chỉ cần xác định được là được 1,5 điểm, vượt 0,5 ngưỡng điểm liệt (điểm liệt từ 1,0 trở xuống). Nhưng nhiều thí sinh lại không đạt trọn vẹn điểm này. Đáng nói, có nhiều thí sinh xác định sai thể thơ (!). Ở câu 3 (nêu tác dụng của phép so sánh) cũng không yêu cầu thí sinh chỉ ra phép so sánh ở đâu trong ngữ liệu, mà chỉ cần nêu tác dụng là được trọn điểm. Đây là câu hỏi rất tiêu biểu trong đề thi về văn bản thơ, thế mà rất ít thí sinh đạt được 1 điểm theo đáp án, đa số chỉ đạt 0,5 điểm.

Ở câu viết đoạn văn ngắn (2 điểm), cách yêu cầu rất quen thuộc như đề thi các năm trước. Nhưng ít thí sinh đạt từ 1,75 đến 2 điểm, số bài nhiều nhất là từ 1,0-1,25 điểm. Lý do là thí sinh yếu kỹ năng viết đoạn, tư duy xã hội chưa sâu, diễn đạt vụng về.

Ở câu nghị luận văn học (5,0 điểm, phần làm văn), theo đáp án thì thí sinh chỉ cần bám sát vào đoạn trích để diễn giải nội dung, có nhận xét một chút về niềm tin và khát vọng sống của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945 là sẽ đạt từ 1,5-1,75 điểm của phần nội dung. Vế sau của yêu cầu phần này (“từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân thể hiện qua đoạn trích”) đáp án chấm cũng khá thoáng, vì học sinh nêu chung chung theo chủ đề của truyện ngắn “Vợ nhặt” đều đúng (trong khi đề hỏi giới hạn qua đoạn trích). Trong khi đó phần nhận xét của vế yêu cầu này cũng quá kiệm lời: chân thực, sâu sắc. Đề đã cho sẵn một đoạn văn bản trong truyện “Vợ nhặt”, thí sinh chỉ cần diễn lại nội dung và nhận xét một chút về nghệ thuật là đạt gần được nửa số điểm. Nhưng do học tủ nên nhiều thí sinh lộn lẫn từ “Vợ nhặt” sang tác phẩm khác. Có thí sinh bỏ trống, có thí sinh viết từ đầu đến cuối một đoạn trích trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài). Đa số thí sinh mất điểm ở phần yêu cầu sau của câu hỏi này, vì không hiểu và không nhớ chủ đề của truyện. Số bài thi đạt trong khoảng từ 2,25-2,75 điểm chiếm tỷ lệ nhiều nhất của câu hỏi này.   

“Gii mã” nguyên nhân

Nguyên nhân chính yếu là do cách dạy học văn và thi cử hiện nay chưa thật sự lột xác, vẫn quá chú trọng kiến thức mà thiếu kỹ năng. Giáo viên còn “mớm” kiến thức từng bài học cho học sinh để đi thi, chứ chưa cho các em “chìa khóa” kỹ năng để xử lý đề thi theo câu hỏi, thể loại. Phương pháp ôn tập và cách làm bài của thí sinh chưa thay đổi. Thí sinh còn ôn tập theo kiểu học thuộc kiến thức, phụ thuộc tài liệu mẫu chứ chưa chú trọng đến kỹ năng làm bài, chưa làm chủ được tư duy, thao tác làm bài. Đó cũng là hệ quả của việc học tủ, học “vẹt” còn tồn tại phổ biến trong việc học và thi môn văn hiện nay.

Năm nào cũng vậy, cứ sau mỗi lần thi môn văn là thầy và trò bàn với nhau ôn trúng hay trật. Năm nay nhiều thí sinh cho rằng mình đã bị “tủ đè” khi đề cho một đoạn trích trong truyện ngắn “Vợ nhặt”. Có nghĩa là giáo viên và học sinh khi ôn tập đã “bỏ rơi” tác phẩm này, dù “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm rất tiêu biểu. Việc tập trung ôn các tác phẩm nhiều năm liền chưa ra trong đề thi và xem nhẹ tác phẩm đã ra trong đề minh họa, đề thi liền kề của năm trước, cho thấy dư luận đã “bắt bài” cách ra đề thi của Bộ GD-ĐT. Nhưng đề thi năm nay lại khác, nên nhiều thí sinh bị “gãy” ở câu nghị luận văn học – 5 điểm.

Nguyên nhân nữa là do thí sinh ôn tập thiếu trọng tâm, không bám sát vào giới hạn chương trình, vào mẫu đề minh họa. Không chịu rèn kỹ năng làm bài đã đành, lại còn mơ hồ ôm đồm kiến thức theo các dạng đề thi tiên đoán; các tài liệu, trang mạng thiếu độ tin cậy. Nhiều người còn quan niệm ấu trĩ học văn là để… thi. Nhiều thí sinh không mặn mà với môn văn, viết văn như cực hình, để cho đủ thủ tục tốt nghiệp. Chứ chưa thấy được ý nghĩa thực sự từ tác dụng của việc học môn này. Thật khó hiểu khi với cách ra đề thi như thế, thoáng hết mức như thế để chống điểm liệt cho thí sinh, thế mà năm nào cũng có hàng trăm thí sinh bị điểm liệt môn văn và rớt tốt nghiệp. Ở đây không phải chỉ lỗi ở kiến thức, kỹ năng mà còn là ở thái độ với môn văn. Dạy học văn và thi cử môn văn vốn đã không có thiện cảm từ rất lâu rồi. Thái độ này thể hiện trong bài làm của thí sinh: Hoặc là bỏ giấy trắng, không viết chữ nào, hoặc là viết rất sơ sài, thiếu nhiệt tình, không hứng thú, hoặc là viết lan man, sai trầm trọng về kiến thức. Khó có thể hiểu sau 12 năm học ngữ văn, mà học sinh không phân biệt được thơ “tự do” và “thất ngôn bát cú Đường luật”, sự nhầm lẫn suốt cả bài văn giữa “nhà thơ” và “nhà văn”. Khó có thể chấp nhận được sự nhập nhằng kiến thức của tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ”. Và nhiều nữa những câu văn rối rắm, vô nghĩa, suy diễn sai lệch, sai chính tả trầm trọng, chữ viết cực kỳ cẩu thả… Trừ những học sinh trong tổ hợp xét tuyển có môn văn, còn lại đa số thi văn để chống liệt, đủ điều kiện tốt nghiệp. Vì vậy nhiều em rất lơ là môn học này. Có em suy nghĩ chỉ cần làm phần đọc hiểu và câu viết đoạn văn của đề thi là đủ. Cũng vì vậy, khi làm bài đã đơn giản hóa câu trả lời. Và khi cộng tổng điểm các phần này lại, chẳng may bị liệt do không đạt từ 1,25 điểm trở lên. Đây thực chất là điểm liệt từ thái độ trong việc học văn!

Sẽ còn một năm nữa, năm 2024, với đề thi tốt nghiệp THPT môn văn theo chương trình cũ, và việc khóc cười với thí sinh trong việc “trúng tủ” hay bị “tủ đè” sẽ còn tái  diễn. Hy vọng đến năm 2025, đề thi môn văn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thật sự được lột xác!

Trn Nhân Trung

Bình luận (0)