Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Một giờ học tiếng Anh sử dụng công nghệ thông tin. Ảnh: T.T.QTrên lớp giáo viên là người thiết kế, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm có vai trò gợi mở, xúc tác, tư vấn trong các hoạt động tìm tòi, tranh luận của học sinh (HS). Dưới hệ thống câu hỏi khám phá kiến thức mới của giáo viên (GV), HS hoạt động độc lập hay hợp tác theo nhóm nhỏ để tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành thái độ, kỹ năng.

Những yêu cầu không thể thiếu

Nội dung giáo án điện tử (GAĐT) phải chính xác khoa học, thông tin chọn lọc hệ thống cập nhật. Các slide được thiết kế có hệ thống, đủ kiến thức cơ bản, minh họa các tiến trình theo từng bước, làm rõ trọng tâm bài học. Nội dung cần sử dụng nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa. Bài giảng liên hệ sát thực tế, có tính giáo dục. Tránh quá nhiều thông tin và sai sót về lỗi văn bản. Về hình thức, bố cục rõ ràng, có tính thẩm mỹ, tránh lạm dụng nhiều hiệu ứng làm rối mắt. Tránh dùng nhiều màu sắc chỏi nhau và chèn những hình ảnh không hài hòa với nội dung. Làm sao tránh được tâm lý HS vào học như vào xem phim, không ghi chép được gì cả. Phát huy năng lực tích cực của HS, tổ chức và điều khiển HS chủ động tham gia xây dựng bài học. GAĐT dù trình diễn bằng phần mềm nào cũng phải sinh động và trực quan để thầy trò hăng say, bớt nhàm chán và có thể bắt chước làm được ngay. Việc tham khảo bài soạn đồng nghiệp giúp chúng ta có được những tư liệu quý giá và học được một số cách tạo hiệu ứng đặc biệt hoặc cách đưa các kết quả từ phần mềm dạy học vào tập tin trình chiếu, góp phần hiệu quả bài giảng của mình.

Để việc ứng dụng công nghệ thông tin các trường đạt hiệu quả, GV cần có năng lực đề xuất phương án dạy học (project), đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của HS, thực hiện hồ sơ bài dạy theo những quy trình khoa học. Kỹ năng lựa chọn và lắp ráp thiết bị thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc dạy học, thu thập trình bày và phân tích số liệu để đưa ra dự đoán khoa học. Kỹ năng ứng dụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng các phần mềm phù hợp để thể hiện tốt các ý tưởng. Muốn thế GV cần có niềm đam mê, sự sáng tạo nhạy bén và hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính (trình bày slide, chèn multimedia, các minh họa động có tính tương tác…).

Thuận lợi và hạn chế

Powerpoint rất tiện ích vì tạo ra nhiều hiệu ứng sinh động và trực quan giúp cho bài giảng trở nên sinh động hơn. Nhờ vào khả năng tuyệt vời của máy tính, các giáo viên có thể xây dựng các bài giảng điện tử bao gồm các công cụ đa phương tiện như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh… một cách sinh động thu hút sự tập trung của người học, tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học và giúp người học nhanh chóng hình dung ra vấn đề.

Việc sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ tốt cho cách dạy truyền thống tạo được sự cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ với các hoạt động bình thường khác của lớp. Khuyến khích HS thảo luận thông qua các slide. Powerpoint còn giúp người dạy hạn chế các sai sót do bất cẩn chứ không phải do trình độ kiến thức bộ môn, kiểm soát được trình tự các bước lên lớp. Người học đọc và chép bài dễ hơn so với khi nhìn và đọc nội dung theo chữ viết trên bảng. Bài soạn trên máy tính giúp chúng ta đưa những tư liệu quý hiếm những nội dung khó thể hiện (các thí nghiệm phức tạp), những nội dung cần có thiết bị hiện đại (phim, ảnh).

Mặc dù có những thuận lợi nhưng phương pháp dạy học này cũng có nhiều hạn chế nhất định. Trong các môn khoa học tự nhiên nếu GV không biến đổi công thức và chỉ dựa vào những slide có sẵn thì HS khó theo dõi và không tiếp thu được. Nếu người thầy chỉ tận dụng các tiện ích trên mà không chú ý thêm việc tổ chức hoạt động thực hành thì chưa hướng đến việc học tập chủ động. Những trục trặc kỹ thuật khi sử dụng Powerpoint đôi khi cũng xảy ra làm cho người dạy và người học mất hứng thú. Việc sử dụng Powerpoint thường xuyên chưa chắc lúc nào cũng mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Một sự việc dù thú vị đến mấy nhưng nếu lặp đi lặp lại cũng làm cho người học thấy nhàn chán. Khi thực hiện GV phải mất nhiều thời gian từ một đến hai tuần lễ để chuẩn bị một tiết dạy 45 phút có sử dụng Powerpoint. Sự giao tiếp giữa thầy – trò không có máy móc nào thay thế được. Các phần mềm trình diễn dễ tạo cho người thầy thói quen thụ động, chuộng hình thức và trò mất dần thói quen tư duy phức tạp, trừu tượng, tư duy sáng tạo. Đây là những hạn chế không thể nào tránh khỏi.

Lê Quang Hưng

(Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)