Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy khởi nghiệp từ nhà trường: Trang bị gì cho học sinh?

Tạp Chí Giáo Dục

“Giáo dc khi nghip trong nhà trưng không phi là dy hc sinh cách làm ăn buôn bán mà là giúp các em hình thành nên tư duy khi nghip, đi mi sáng to, qua đó hiu đưc s thích bn thân, đưa ra nhng la chn phù hp…”. Đó là quan đim ca ông Lê Nht Quang (Phó Giám đc Trung tâm Khi nghip Đi mi sáng to, ĐHQG TP.HCM) khi nói v vic dy khi nghip trong nhà trưng.

Hc sinh Trưng THPT Th Đc (Q.Th Đc) tham quan và tri nghim các mô hình thc hành ca Trưng ĐH Nông Lâm TP.HCM

Theo ông Quang, việc Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” là mong muốn xây dựng nên một quốc gia khởi nghiệp. Một quốc gia khởi nghiệp không phải là nhà nhà làm kinh doanh, người người làm doanh nhân mà nghĩa là tạo ra tư duy khởi nghiệp để hình thành nên xã hội khởi nghiệp. “Các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp là thành quả tạo ra của một xã hội khởi nghiệp mà thôi”, ông Quang cho hay.

Vì vậy, ông Quang cho rằng nếu đưa khởi nghiệp vào trong chương trình đào tạo thì đối với bậc phổ thông, cần dạy cho học sinh hình thành nên tư duy khởi nghiệp, sau đó trang bị cho các em những công cụ và kỹ năng khởi nghiệp để lên bậc học cao hơn, hình thành nên doanh nhân tiềm năng. Song song với đó, cần tạo ra những môi trường thực tế để các em có thể “chơi thử”, thử nghiệm ý tưởng, thử thách bản thân. “Môi trường khởi nghiệp đúng nghĩa là phải tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp của sinh viên khởi nghiệp thành công và dự án của học sinh để có tính kế thừa. Có như thế, các em mới có thể học hỏi được các kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, giải những bài toán lỗ hổng trong khởi nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các trường hiện nay mới chỉ tạo ra được môi trường để đổi mới sáng tạo chứ chưa thực sự tạo ra được môi trường để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp”, ông Quang phân tích.

Để làm được điều này, ông Quang cho rằng ngay từ bậc phổ thông, các trường cần phải liên kết với doanh nghiệp, doanh nhân nhằm trang bị cho học sinh những thông tin khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp để các em có thể tiếp cận, trải nghiệm. Cụ thể, các trường cần tổ chức đưa học sinh đi tham quan doanh nghiệp, công ty, môi trường khởi nghiệp tại các trường CĐ, ĐH; xây dựng những cuộc trò chuyện với doanh nhân để truyền cảm hứng cho các em.

“Hiện nay sinh viên ra trường thường không đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng từ kỹ năng cho đến thái độ. Vì vậy, việc dạy khởi nghiệp trong trường phổ thông không phải là dạy học sinh bỏ học ra làm kinh doanh, buôn bán mà chính là dạy các em hình thành nên tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc và đúng đắn sau này. Bởi theo thống kê, chỉ có 2-3% học sinh – sinh viên trong xã hội có xu hướng khởi nghiệp”, ông Quang cho hay.

“Nếu đưa khi nghip vào d trưng ph thông và đ h tr tt cho nhà trưng thc hin vic này thì trưc hết cn phi thay đi nhn thc ca c xã hi, t giáo viên, lãnh đo cho đến ph huynh, hc sinh và ngay c bn thân các doanh nghip”, bà Nguyn Th Diu Hng (Phó Giám đc Trung tâm H tr Thanh niên khi nghip – BSSC) nói.

Là người có kinh nghiệm về khởi nghiệp và thường xuyên thẩm định các dự án khởi nghiệp của học sinh – sinh viên, bà Nguyễn Thị Diệu Hằng (Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp – BSSC) cho rằng hầu hết các dự án khởi nghiệp của học sinh – sinh viên thất bại đều do các bạn đưa ra những ý tưởng mà thị trường không cần; nhu cầu thị trường không đủ lớn để xây dựng ý tưởng; cách xây dựng, tìm kiếm cộng sự thường không có sự cam kết lâu bền, không đa dạng thành phần; khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác và khách hàng. “Mỗi năm có khoảng 3.000 dự án của học sinh – sinh viên tiếp cận với BSSC để tham gia vào các chương trình, lớp đào tạo, tìm kiếm đối tác, xin đầu tư. Tuy nhiên, chỉ một số ít dự án là có tính thực thi cao”, bà Hằng cho biết.

Do vậy, theo bà Hằng, nếu đưa khởi nghiệp vào dạy ở trường phổ thông và để hỗ trợ tốt cho nhà trường thực hiện việc này thì trước hết cần phải thay đổi nhận thức của cả xã hội, từ giáo viên, lãnh đạo cho đến phụ huynh, học sinh và ngay cả bản thân các doanh nghiệp. “Tại Nhật Bản, ngay từ bậc phổ thông, học sinh đã được tiếp cận những cuộc thi khởi nghiệp. Điều này không phải là khuyến khích học sinh buôn bán, kinh doanh trong nhà trường mà là tạo cho học sinh sự tự tin, để các em dám nói ra suy nghĩ của bản thân, dám thể hiện bản thân, học hỏi những kỹ năng về thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… Đây mới là điều cốt lõi”, bà Hằng chia sẻ. Do đó, bà Hằng đề xuất: Để đề án khởi nghiệp từ nhà trường không lý thuyết, sáo rỗng thì trước hết từ bậc phổ thông nên cụ thể hóa khởi nghiệp thành những bài toán kinh doanh, lồng ghép vào trong nhiều bộ môn để trang bị cho học sinh hình thành nên tinh thần khởi nghiệp. “Tinh thần khởi nghiệp ở đây là sẵn sàng đón nhận cái mới, chấp nhận cái mới, sẵn sàng thay đổi, hiểu và nắm bắt các xu hướng của công nghệ để lựa chọn nghề nghiệp và phát huy thế mạnh của bản thân. Đơn giản chỉ là những bài toán để hình thành tư duy kinh doanh, tính toán, hiện thực hóa những khái niệm về kinh doanh khô khan, khó hiểu”, bà Hằng phân tích.

Yến Hoa

Bình luận (0)