Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy kỹ năng hay kinh nghiệm cho con?

Tạp Chí Giáo Dục

Trong giáo dc con tr, k năng và kinh nghim đu là vn đ quan trng đi vi s hình thành và phát trin nhân cách. Đó cũng va là phương tin, va là mc tiêu trong giáo dc.

Thực chất thì kỹ năng và kinh nghiệm cũng khó mà phân biệt rạch ròi. Kinh nghiệm là những gì tích lũy trong cuộc sống, nên vừa có kinh nghiệm đúng và kinh nghiệm sai, có kinh nghiệm phù hợp và có kinh nghiệm không phù hợp. Các nhà tâm lý giáo dục coi kỹ năng là sự vận dụng kiến thức và kinh nghiệm mang tính linh hoạt, sáng tạo, gắn liền với tình huống cụ thể. Như vậy, kinh nghiệm ở đây là một phần không thể tách rời khỏi kỹ năng. Dạy cho trẻ bằng kinh nghiệm, thì kết quả thu được sẽ là những kinh nghiệm. Với những tình huống vừa sức, ít thay đổi, trẻ có thể vận dụng và xử lý được.

Chúng ta không phủ định cách giáo dục truyền kinh nghiệm cho thế hệ trẻ. Trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định, trẻ em phải lĩnh hội những “kinh nghiệm” quý giá của người lớn. Còn lựa chọn kỹ năng đó là mục tiêu trong giáo dục cũng là cách lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại mà nếu như chúng ta dựa vào kinh nghiệm thì mất đi sự linh hoạt, nhạy bén ở con trẻ. Tất nhiên, chúng ta cũng đừng coi nhẹ kinh nghiệm cũng như cách giáo dục truyền thống. Thậm chí những thói quen, những bài học nhân nghĩa bổ ích như là kinh nghiệm đã được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác đã trở thành nét văn hóa thì cần phải phát huy”. Mục tiêu trong giáo dục hiện nay là hướng con trẻ phát triển một cách toàn diện, trong đó phải hình thành ở trẻ sự năng động, sáng tạo. Là công dân toàn cầu thì nhất định phải là những công dân sáng tạo, xử lý các tình huống bằng cách vận dụng khéo léo các kỹ năng. Vì vậy, cha mẹ hãy hướng đến các kỹ năng cần thiết cho trẻ, bởi khi đã có kỹ năng thì trẻ sẽ biết vận dụng một cách nhanh nhạy những kiến thức và kinh nghiệm bản thân để giải quyết một công việc nào đó. Bởi vậy, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Cùng trẻ tích lũy kinh nghiệm phù hợp: Kinh nghiệm cùng kiến thức là phương tiện để trẻ giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Trước khi truyền đạt và tích lũy kinh nghiệm, hãy giải thích cho trẻ thấy đó là những kinh nghiệm quý giá, phù hợp với các tình huống trong cuộc sống có thể xảy ra với con.

Khơi dậy đam mê, hứng thú cho trẻ: Muốn có kỹ năng thì nhất định cha mẹ phải giúp trẻ cảm thấy thích thú với công việc hay trong sinh hoạt, vui chơi.

Đưa trẻ vào tình huống có vấn đề: Trẻ không thể tự nhiên có sẵn những kinh nghiệm hay kỹ năng. Không tổ chức cho trẻ vào các hoạt động đa dạng, khó khăn vừa sức thì nhất định chúng ta khó mà phát huy tính linh hoạt sáng tạo của trẻ.

Cùng trẻ luyện tập: Khi trẻ đã hình thành kỹ năng ban đầu thì cha mẹ tiếp tục để trẻ luyện tập củng cố để thực hiện sự thành thạo trong các hoạt động. Đồng thời, cho con nhiều cơ hội trải nghiệm để trẻ có thể vận dụng kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết một cách hiệu quả. Tuy nhiên, muốn phát huy được sự năng động, sáng tạo thì điều quan trọng là cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, điều chỉnh để trẻ có thể thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra. Trong một số trường hợp cụ thể như luyện tập xe đạp hay các hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục trong gia đình thì nên tạo điều kiện để trẻ vận dụng kinh nghiệm của người lớn sao cho nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.

Trong giáo dục trẻ, các bậc cha mẹ cần coi trọng hình thành kỹ năng nhưng không được hạ thấp vai trò của kinh nghiệm trong cuộc sống của trẻ. Vừa hình thành kỹ năng sáng tạo, linh hoạt nhưng cũng cần những bài học và thói quen kinh nghiệm giúp trẻ ngày càng trưởng thành hơn.

Nguyn Văn Công
(Giảng viên tâm lý)

 

Bình luận (0)