Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đẩy mạnh giáo dục STEM trong trường tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

Ngoài các tiết hc v văn hóa, ngay trong trưng tiu hc, hc sinh còn đưc làm quen vi hot đng lp trình, thiết kế và chế to robot. T nhng tiết hc này, nhiu sn phm đc đáo đã ra đi như robot thu gom rác, robot xe hn chế tai nn giao thông…, qua đó sm hình thành cho hc sinh tư duy sáng to, gii quyết các vn đ thc tin.


Giáo viên hưng dn hc sinh lp ráp mô hình xe đua

Đây là những tiết học rất bổ ích, thiết thực dành cho học sinh được tổ chức tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) trong suốt năm học vừa qua, thông qua Câu lạc bộ Robot nhí.

ng sn xut robot ca các “k sư nhí”

Kết thúc giờ học buổi sáng, đúng 11 giờ 30, một nhóm học sinh lớp 2 hào hứng tham gia lớp học thiết kế, lập trình robot do Câu lạc bộ Robot nhí tổ chức. Em nào cũng tỏ vẻ thích thú, say mê khi được khám phá, làm quen với những kiến thức hoàn toàn mới. “Hôm nay cả lớp sẽ được làm quen với các cảm biến chuyển động và cảm biến góc nghiêng. Thử thách của cả lớp là từ hai cảm biến này, các em sẽ thiết kế, lập trình xe đua có thể hạn chế được rủi ro tai nạn giao thông khi va chạm”, thầy Đỗ Đăng Khoa (giáo viên giảng dạy bộ môn robotics của trường) đặt vấn đề. Ngay sau đó, lớp học được chia thành 4 nhóm; mỗi nhóm có 6-7 học sinh, được phát các dụng cụ lego để phục vụ công việc lắp ráp, thiết kế xe theo chủ đề tiết học. Sau khi nghe giáo viên hướng dẫn, làm quen với cảm biến chuyển động và cảm biến góc nghiêng, mỗi nhóm có thời gian khoảng 5 phút để chung tay lắp ráp, chế tạo xe đua theo yêu cầu. “Khó nhất là lắp ráp động cơ để xe có thể chuyển động được. Bởi nếu không lắp đúng vị trí khớp với bánh xe thì xe sẽ không chuyển động được, thậm chí có thể lật ngang, không thể hạn chế được tai nạn giao thông nếu như va chạm với xe khác”, Trần Trung Hiếu (học lớp 2/1) cho hay. Trung Hiếu cho biết những tiết học lắp ráp, lập trình robot luôn rất vui, bởi em và các bạn có thể được học thêm nhiều điều mới mẻ mà các tiết học bình thường trên lớp không có, được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình, lắp ráp nhiều mô hình robot thú vị.

Ở nhóm bên cạnh, Nguyễn Đoàn Đăng Minh (học lớp 2/2) cũng say sưa nghiên cứu lắp ráp xe đua cho nhóm mình. Đăng Minh và các bạn bàn luận rất sôi nổi, tháo ra lắp vào từng chi tiết… “Vì yêu cầu thầy đưa ra trong tiết học hôm nay là xe đua phải có chức năng giúp hạn chế tai nạn giao thông, có cảnh báo khi hai xe đến gần nhau, nên cả nhóm phải cùng nhau thảo luận để đặt cảm biến chuyển động ở vị trí phù hợp”, Đăng Minh nói.

Để giúp các “kỹ sư nhí” hiểu hơn về ứng dụng của hai loại cảm biến trong đời sống sau 45 phút học, thầy Đăng Khoa đặt câu hỏi: “Trong mùa dịch Covid-19 này, các em có biết thiết bị nào ứng dụng nhiều nhất cảm biến góc nghiêng?”. Sau câu hỏi của thầy, rất nhiều cánh tay giơ lên xin trả lời. Một cách rất tự tin, các em cho biết đó là máy rửa tay tự động, vòi sen tự động, máy phun khử khuẩn tự động…

Hc sinh rèn luyn tư duy sáng to, phát trin năng lc

Được thành lập vài năm gần đây, Câu lạc bộ Robot nhí của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) đã trở thành “cái nôi” ươm mầm sáng tạo cho học sinh nhà trường trong bộ môn mới mẻ là lập trình robot. Giáo trình của bộ môn được thiết kế theo đối tượng học sinh từng khối lớp, nhằm tạo hứng thú và khuyến khích sự sáng tạo của các em. Trong đó, khối lớp 1, 2, 3 học về lắp ráp robot cơ bản; khối lớp 4, 5 làm quen với lắp ráp, lập trình robot. “Điều đặc biệt là song song với học kiến thức về lắp ráp, lập trình robot, trong mỗi tiết học ở câu lạc bộ, học sinh đều được giáo viên đặt ra các yêu cầu, chủ đề gắn kiến thức bài học vào giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống theo cách riêng của mỗi em. Các chủ đề, yêu cầu đưa ra đều có sự gần gũi mà học sinh đã được làm quen trong chương trình học, đồng thời được giáo viên mở rộng để hình thành, trang bị thêm kỹ năng cho học sinh, giúp các em có tư duy trước những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, phân loại rác thải…”, cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm) chia sẻ.


Mt nhóm hc sinh đang thc hành lp ráp xe đua

Trước đó, Câu lạc bộ Robot nhí được nhà trường xây dựng, đưa vào hoạt động buổi hai cho học sinh trải nghiệm. Từ năm học 2020-2021, nhằm tiếp cận sâu hơn với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Câu lạc bộ Robot nhí được thiết kế thành hoạt động ngoài giờ chính khóa, học sinh đăng ký học theo sở thích, nguyện vọng, với thời lượng 1 buổi/tuần/khối. “Robot là một khía cạnh của STEM. Đẩy mạnh hoạt động lắp ráp, lập trình robot là một trong những cách thức để nhà trường đa dạng hóa và thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường. Với các tiết học về lắp ráp, lập trình robot, học sinh được rèn tư duy sáng tạo, phát triển năng lực, phẩm chất, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh”, cô Chi bày tỏ.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)