Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đẩy mạnh phổ biến giáo dục pháp luật để tránh giáo viên, người học bị lừa đảo

Tạp Chí Giáo Dục

Thng Chính ph yêu cu B GD-ĐT đy mnh ph biến, giáo dc pháp lut đ giáo viên, ngưi hc nhn din đưc phương thc, th đon ca ti phm la đo chiếm đot tài sn, t đó tránh b la đo hoc lôi kéo vào các hành vi vi phm pháp lut.

Sinh viên cũng cần trang bị kiến thức để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là bằng công nghệ cao, trên không gian mạng 

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.

La đo chiếm đot tài sn vn din biến phc tp

Nội dung công điện cho biết, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi; nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng. Điều này gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Nguyên nhân chủ yếu là do cấp ủy, người đứng đầu một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt trong chỉ đạo phòng ngừa, xử lý các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; hiệu quả tuyên truyền, phổ biến về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa cao, chưa phù hợp với sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới. Một bộ phận người dân còn hạn chế ý thức tự bảo vệ tài sản, bảo mật thông tin cá nhân. Một số quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông… còn bộc lộ hạn chế, thiếu sót, chưa được sửa đổi, bổ sung; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng bộ, kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nhiều nội dung. Trong đó, Bộ Công an chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng mô hình phối hợp liên ngành để xử lý nhanh, kịp thời các vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài khoản thanh toán, ví điện tử có nghi vấn liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật để kịp thời cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi tài sản; hoàn thành trong quý I năm 2025.

Thư mời nhằm lừa đảo sinh viên được Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đưa ra để cảnh báo đến sinh viên mới đây

Bộ Công an cũng chỉ đạo công an các đơn vị địa phương nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa tội phạm; mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đy mnh giáo dc đ tránh giáo viên, ngưi hc b la đo

Với Bộ GD-ĐT, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, sinh viên về nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thực hiện nghiêm những quy định về an ninh mạng và cảnh giác với những phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nhất là thủ đoạn lợi dụng lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên, nhà giáo mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Thng Chính ph giao ch tch UBND các tnh, thành ph trc thuc Trung ương ch đo S Thông tin và Truyn thông tăng cưng qun lý các nhà mng; siết cht hot đng cp sim đin thoi, loi b sim “rác”, x lý tình trng s dng sim không chính ch. Xây dng phong trào toàn dân bo v an ninh T quc, nhân rng các mô hình phòng chng ti phm hiu qu ti cơ s. Đy mnh tuyên truyn, phù hp vi đc thù tng đa phương, chú trng tuyên truyn cá bit, tình hung c th, trc tiếp ti đa bàn dân cư…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì nghiên cứu, đề xuất lộ trình kiểm tra, đối chiếu yếu tố sinh trắc học đối với các tài khoản thanh toán, ví điện tử thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử; bổ sung quy định về việc kiểm tra, đối chiếu yếu tố sinh trắc học khi mở tài khoản mới, thay đổi thông tin về giấy tờ tùy thân, số điện thoại nhận mã OTP, thiết bị thực hiện giao dịch Mobile banking và rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch. Cùng với đó, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để xử lý các hành vi cho thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoạt động vi phạm pháp luật. Nghiên cứu, ban hành quy trình rà soát, nhận diện, giám sát tài khoản doanh nghiệp, các giao dịch nghi vấn sử dụng hoạt động phạm tội, hoàn thành trong quý 1 năm 2025.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại nắm tình hình công dân Việt Nam có liên quan đến hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tăng cường tuyên truyền đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về phương thức, thủ đoạn của tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Triển khai kịp thời các biện pháp bảo hộ công dân; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để phục vụ công tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án có quy mô đặc biệt lớn, có bị hại thuộc nhiều địa phương; các vụ án đối tượng thực hiện hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Vit Ngân

Bình luận (0)