Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để tăng trưởng kinh tế miền Trung

Tạp Chí Giáo Dục

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để tăng trưởng kinh tế miền Trung - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để tăng trưởng kinh tế miền Trung Audio

Các ngân hàng trong Khu vc 9 (Đà Nng, Qung Tr, Huế, Qung Nam, Qung Ngãi) cn cp tín dng hưng vào các lĩnh vc sn xut kinh doanh, lĩnh vc ưu tiên theo ch trương ca Chính ph. Tiếp tc kim soát cht ch tín dng vào các lĩnh vc tim n ri ro, to điu kin thun li đ ngưi dân và doanh nghip tiếp cn vn tín dng ngân hàng. Đó là ch đo ca Phó Thng đc Ngân hàng Nhà nưc (NHNN) Phm Tiến Dũng ti Hi ngh đy mnh tín dng ngân hàng nhm góp phn tăng trưng kinh tế Khu vc 9 din ra ti TP.Đà Nng va qua.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đề nghị các ngân hàng trong Khu vực 9 cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh 

Khu vc nhiu tim năng tăng trưng tín dng cao

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho rằng, Khu vực 9 là nơi tập trung nhiều khu kinh tế ven biển quan trọng, có khả năng kết nối phát triển kinh tế giữa các vùng biển của Việt Nam và các trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực và thế giới; là nơi tập trung các mỏ khoáng sản, là đầu vào cho một số ngành công nghiệp. Tiềm năng phát triển thủy sản cả nuôi trồng và đánh bắt hải sản của khu vực này cũng rất đáng kể.

Ngoài ra, tiềm năng năng lượng gió biển và sóng biển rất phù hợp để phát triển các ngành năng lượng sạch. TP.Đà Nẵng cũng đang trong quá trình thành lập Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính quốc tế. Vì vậy, khu vực này có rất nhiều tiềm năng để thu hút vốn huy động cũng như khả năng tăng trưởng tín dụng cao trong thời gian tới.

“Để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% mà Chính phủ đã đặt ra, năm 2025, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả nước 16% (tức là tăng 2,5 triệu tỷ đồng). Đối với Khu vực 9, tại Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 5-2-2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP cho 5 tỉnh của khu vực từ 8-10%. Đây là một thách thức cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần sự phối hợp của các sở, ban, ngành, hiệp hội liên quan trên địa bàn khu vực để triển khai các giải pháp, chính sách hiệu quả, đồng bộ nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; khai thác thị trường nội địa; cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính; ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp; xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường bất động sản, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững…”.

Ngân hàng tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn

Ông Lê Anh Xuân – Giám đốc NHNN Khu vực 9 – cho rằng, mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Khu vực 9 đảm bảo an toàn, phù hợp, hiệu quả với mục tiêu đưa tiện ích, dịch vụ ngân hàng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa. Khu vực 9 có 846 điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng, trong đó có 165 chi nhánh cấp 1; 647 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch; 34 quỹ tín dụng nhân dân.

Dư nợ của các tổ chức tín dụng tại khu vực đến 31-1-2025 đạt 581.602 tỷ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024 và chiếm 3,72% tổng dư nợ toàn nền kinh tế (cuối năm 2024 tín dụng Khu vực 9 tăng 9,44% so với cuối năm 2023).

Cn đơn gin hóa th tc vay vn

Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, ngân hàng cần tiếp tục đồng hành cùng  các địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng, chỉ đạo tổ chức tín dụng tích cực triển khai các nhiệm vụ của ngành tại các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù đối với một số ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đơn cử như Chương trình tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; Chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản… Kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; kiểm soát chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ xấu. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trên địa bàn Khu vực 9 trong tiếp cận tín dụng, cắt giảm phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đề nghị các ngân hàng trong Khu vực 9 cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần hạn chế tín dụng đen. Tích cực tham gia và triển khai mạnh mẽ, sâu rộng, hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp để đối thoại trực tiếp nhằm nắm bắt các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, kịp thời xử lý, tháo gỡ, trong đó có việc cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ và các lĩnh vực thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường triển khai các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hiệu quả Chương trình tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11-03-2023 của Chính phủ và chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Ông Dũng cũng đề nghị chính quyền các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng hành cùng ngân hàng để đưa nguồn vốn tín dụng lưu thông thông suốt bằng các giải pháp cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn tại các dự án trọng điểm. Thực hiện các mô hình liên kết phát triển kinh tế để tạo lực đẩy cho khu vực…

Hàn Giang

Bình luận (0)