Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đẩy mạnh văn hóa đọc qua Báo Giáo dục TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiu năm la chn Báo Giáo dc TP.HCM làm kênh thông tin chính thng trong nhà trưng, thy Nguyn Văn Hip (Hiu trưng Trưng THPT Hip Bình, Q.Th Đc, TP.HCM) đánh giá: “Báo Giáo dc TP.HCM đã bao ph các thông tin, hot đng trong nhà trưng cũng như trong ngành GD-ĐT, cung cp các thông tin chính thng và thiết thc cho hc sinh, đc bit là nhng thông tin v đnh hưng ngh nghip, tư vn tuyn sinh… T đó, hc sinh đã có nhng la chn ngành ngh đúng vi năng lc và đam mê ca bn thân”.

Hc sinh đc Báo Giáo dc TP.HCM ti thư vin trưng. Ảnh: H.T

N lc đy mnh văn hóa đc cho hc sinh

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của internet, học sinh có nhiều nguồn để tiếp cận các thông tin nên các em đã không còn mặn mà với việc đọc báo in, hay đọc sách như những thế hệ trước. Việc đọc thông tin ở các nguồn trên cũng mang lại nhiều tiện ích như nhanh chóng, dễ dàng, cuốn hút, thế nhưng mặt trái là những thông tin xấu tràn lan, không được kiểm duyệt, kiểm soát chặt chẽ, thông tin không chính thống, thậm chí sai lệch… Lạm dụng các kênh không chính thống, các nguồn tin xấu trong thời gian dài học sinh có thể bị lệ thuộc, “nhiễm độc” trong ý thức. Trong khi đó, văn hóa đọc của người Việt Nam đã có từ ngàn đời qua bao thế hệ, kiến thức được lưu giữ trong sách vở, báo chí – là con đường tìm đến kiến thức vững chắc và bền lâu nhất. Đây là những chia sẻ của thầy Nguyễn Văn Hiệp – một người nhiều năm nay đã nỗ lực để đẩy mạnh văn hóa đọc cho học sinh trong nhà trường.

Thầy Hiệp cho hay, những năm qua đã có dịp tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới cũng như các nền giáo dục sở tại. Ở nhiều quốc gia tiên tiến, dù internet phát triển rất mạnh nhưng văn hóa đọc của người dân đang được duy trì và phát triển. Đó là một nét đẹp đáng học hỏi. Nhiều năm nay, bên cạnh nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ GD-ĐT, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trong nhà trường, Ban Giám hiệu Trường THPT Hiệp Bình cũng đã đồng thuận cần phải nỗ lực đẩy mạnh văn hóa đọc cho học sinh. Theo đó, nhà trường đã chọn Báo Giáo dục TP.HCM – diễn đàn của ngành GD-ĐT TP.HCM làm kênh thông tin chính thống, vừa đảm bảo cung cấp những thông tin chính thống của ngành đến giáo viên, học sinh, vừa đảm bảo được vai trò đẩy mạnh văn hóa đọc trong nhà trường. “Nhà trường đã quán triệt mỗi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu, báo sẽ được giao về mỗi lớp học và dành 10 phút trước giờ vào học để các em học sinh đọc báo, tiếp cận những thông tin quan trọng. Bên cạnh đó, nhà trường cũng giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phụ trách môn ngữ văn thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc”, thầy Hiệp nhấn mạnh.

Thầy Hiệp chia sẻ thêm: “Bên cạnh nỗ lực đẩy mạnh văn hóa đọc cho học sinh, nhà trường cũng mong muốn học sinh được tiếp cận với các bài viết, nắm được các phong cách văn bản báo chí. Những học sinh có đam mê trở thành phóng viên, nhà báo trong tương lai có thể sớm trở thành cộng tác viên của các tờ báo uy tín ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng là phương pháp định hướng nghề nghiệp trong tương lai, học sinh có thể sớm thực hiện được ước mơ của mình”.

Nhng mt đưc và chưa đưc

Đã nhiều năm tin tưởng và lựa chọn Báo Giáo dục TP.HCM làm kênh thông tin chính thống trong nhà trường, thầy Hiệp đánh giá: “Báo Giáo dục TP.HCM đã bao phủ các thông tin, hoạt động trong nhà trường cũng như trong ngành GD-ĐT, mang lại nhiều thông tin chính thống và thiết thực cho học sinh, đặc biệt là những thông tin về định hướng nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh… Từ đó giúp các em có suy nghĩ nghiêm túc hơn khi lựa chọn ngành nghề, chọn ngành nghề đúng với năng lực và đam mê của mình”.

Vic đc Báo Giáo dc TP.HCM trong lp luôn đưc Ban Giám hiu Trưng THPT Hip Bình chú trng. Ảnh: H.T

+ Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy (nhân viên thư viện – thiết bị) đánh giá: Báo đã cung cấp nhiều thông tin hay, thiết thực đối với học sinh cũng như giáo viên. Mỗi sáng nhận báo, tôi đều đọc qua các trang nội dung. Đối với những tin, bài liên quan đến học sinh và giáo viên, tôi đều sàng lọc ra, cắt dán lên bảng tin của nhà trường để học sinh, giáo viên có cơ hội tiếp cận và nắm bắt được thông tin nhiều hơn nữa.

+ Em Phạm Thị Mộng Trang (học sinh lớp 12A3) cho biết: Báo Giáo dục TP.HCM có nhiều chuyên mục hay, cung cấp nhiều thông tin hữu ích liên quan đến việc học tập, hướng nghiệp, tuyển sinh, ngành nghề, sức khỏe… Mục Bạn đọc viết phê phán những vấn đề, tình trạng chưa tốt trong giới trẻ rất hay. Tuy nhiên, khuôn khổ đăng của mục Bạn đọc viết còn hạn chế. Báo nên mở rộng thêm chuyên mục này, đặc biệt là tạo điều kiện để học sinh, sinh viên được tham gia cộng tác tin, bài đối với mục này nhiều hơn.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, Báo Giáo dục TP.HCM đã có những hỗ trợ kịp thời, hợp tác với các chuyên gia thực hiện nhiều chương trình tư vấn rất tốt, ngoài tầm thực hiện của nhà trường. Đó là các chương trình mang tầm xã hội, cũng là giải pháp tốt để giúp học sinh có thêm nhiều kênh thông tin hay, thêm các lựa chọn cho mình. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể, vẫn còn tình trạng phóng viên thay đổi câu chữ, giật tít quá đà khiến ý kiến của người phát ngôn không đúng so với ban đầu; một số mục, chuyên mục bố trí chưa hợp lý… Thầy Hiệp đề xuất: “Phóng viên nên diễn đạt đúng ý. Đối với những đề tài khá nhạy cảm trong trường học như bếp ăn tập thể, các khoản thu, chi đầu năm học…, phóng viên nên mở rộng tương tác với phụ huynh học sinh để có thêm những ý kiến khách quan, nâng tầm dư luận xã hội. Ban Biên tập cần đẩy mạnh những đề tài hay, liên quan trực tiếp đến học sinh; tăng các hình ảnh sinh động cùng các giải pháp để báo đến tận tay học sinh nhiều hơn nữa, qua đó học sinh được tiếp cận với thông tin một cách hiệu quả; đồng thời mở các chuyên mục, cuộc thi viết để học sinh cộng tác. Ngoài ra, báo cũng nên xem xét mở các chuyên mục đăng tải các văn bản, pháp lý liên quan đến ngành, hoặc là nơi giáo viên có thể góp ý về những vướng mắc, chồng chéo giữa các văn bản”.

Hoài Thương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)