UBND TP.HCM vừa phê duyệt đề án Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh (HS) phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021-2030. Đề án có nhấn mạnh đến việc tạo cơ chế để các trường phổ thông đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm triển khai các chương trình tin học theo chuẩn quốc tế một cách căn bản, có hệ thống từ tiểu học đến THCS và THPT.
Giờ học tin học theo chứng chỉ quốc tế IC3 Spark của HS Trường Tiểu học An Bình (TP.Thủ Đức)
Thực tế, không ít trường học đã có sự chủ động hợp tác với các công ty tin học (gọi chung là doanh nghiệp) để triển khai đào tạo bài bản, hiệu quả môn học này, trong đó có Chương trình tin học theo các chuẩn quốc tế IC3 Spark, IC3, MOS (chứng chỉ của Tổ chức Certiport đã được Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GD-ĐT công nhận) đang thí điểm. Sự hợp tác đã giải quyết bài toán thiếu giáo viên (GV), thiết bị dạy học, qua đó đẩy mạnh chương trình phát triển tốt cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và HS.
Gỡ khó thiếu giáo viên, thiết bị phục vụ đào tạo
Đầu năm học 2020-2021, Trường Tiểu học An Bình (TP.Thủ Đức) hợp tác với Công ty TNHH Tư vấn & Đào tạo Tin học Đại Dương để dạy tin học theo chứng chỉ quốc tế IC3 Spark cho HS khối 4, 5. Chưa đầy một năm, tỷ lệ HS đăng ký tham gia thi lấy chứng chỉ tăng lên và tỷ lệ đạt cũng rất cao. Bà Phạm Thị Thùy Trang – Hiệu trưởng nhà trường – chia sẻ GV của đơn vị hợp tác vững vàng chuyên môn, được đào tạo kiến thức bài bản theo chuẩn quốc tế IC3 Spark, đáp ứng tốt yêu cầu dạy học và ôn thi, giúp HS nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học và đạt kết quả rất cao khi tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế.
Nhìn chung việc hợp tác này được Hiệu trưởng Tiểu học An Bình đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường. Lợi thế của Tiểu học An Bình là thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập và nhà trường đã có sẵn 2 phòng máy. Trong quá trình hợp tác nhà trường vẫn được công ty hỗ trợ cải tạo toàn bộ 2 phòng máy theo đúng tiêu chuẩn tin học quốc tế về phần cứng lẫn phần mềm. Công ty này đã đưa sang một GV, cùng trợ giảng, các nhân viên IT tham gia trong quá trình dạy học, ôn tập và thi. Đồng thời còn cung cấp các tài liệu bổ trợ được thiết kế riêng theo chuẩn quốc tế bên cạnh giáo trình chính HS đang sử dụng.
Theo bà Phạm Thị Thùy Trang, cách làm việc cởi mở và nhiệt tình của công ty đã và đang góp phần gỡ khó cho những trường thiếu GV, máy tính, phương tiện, thiết bị để phục vụ đào tạo. Tùy điều kiện từng trường, công ty sẵn sàng hỗ trợ những gì nhà trường đang thiếu để triển khai đào tạo tin học một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Đặc biệt chất lượng đào tạo luôn được công ty cam kết và chỉ thu phí sau khi HS thi đạt.
Trường THCS Nguyễn An Khương (huyện Hóc Môn) hai năm nay cũng hợp tác với Công ty TNHH Tư vấn & Đào tạo Tin học Đại Dương vào dạy tin học theo chứng chỉ quốc tế IC3 GS4. Bên cạnh cải tạo và nâng cấp 2 phòng máy, nhà trường còn được công ty hỗ trợ thêm 1 phòng máy tính. Ông Lê Thanh Tâm – Hiệu trưởng nhà trường – đánh giá đơn vị làm việc chuyên nghiệp, uy tín. Các dạng kiến thức mới, bài bản, nền tảng theo chuẩn quốc tế được công ty cập nhật thường xuyên, sau đó hỗ trợ lại cho GV nhà trường, giúp HS tiếp cận kiến thức mới một cách kịp thời, hiệu quả nhất. Công ty như một cầu nối để HS tự tin học và thi lấy chứng chỉ IC3 GS4. Toàn trường có 39 lớp với 1.200 HS đều học tin học theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ HS thi lấy chứng chỉ đạt rất cao.
Hàng ngàn học sinh đạt chứng chỉ tin học quốc tế
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của doanh nghiệp khi “bắt tay” với ngành giáo dục trong dạy học tin học. Đặc biệt hiện nay khi đội ngũ GV tin học, phòng máy, cụ thể ở cấp tiểu học một số trường chưa đáp ứng thì sự tham gia của các doanh nghiệp xem như giải pháp hay để giải quyết thực trạng. Nói ngay khi thực hiện thí điểm Chương trình tin học theo các chuẩn quốc tế IC3 Spark, IC3, MOS tại các trường phổ thông từ năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT TP nhìn nhận đã gặp khó khăn vì thiếu cơ chế để xây dựng chương trình, kêu gọi xã hội hóa. Thiếu sự đầu tư đồng bộ, đạt chuẩn về cơ sở vật chất; trình độ đội ngũ GV cũng chưa đồng đều, chưa đủ về số lượng và chưa đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ.
Quá trình thực hiện, sở phải tổ chức rà soát, chọn các trường phổ thông có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ. Đồng thời, sở phối hợp với Công ty IIG Việt Nam tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp giảng dạy tin học theo chuẩn quốc tế miễn phí cho tất cả GV các trường tham gia chương trình. Kết quả, chương trình có sự phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng, phần nào đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và HS. Đã có hơn 15.000 HS tiểu học, THCS, THPT đạt các chứng chỉ IC3 Spark, IC3, MOS. Nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia, quốc tế và được ưu tiên tuyển thẳng vào đại học ở Việt Nam, nhận học bổng của các nước phát triển trên thế giới.
Nói đến hợp tác với doanh nghiệp, ông Trần Khắc Huy – Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Bình – cho rằng lợi thế của một số doanh nghiệp là đại diện cho các tổ chức giáo dục quốc tế. Họ có thể “mang về” các chương trình, bài thi theo chuẩn quốc tế giúp GV, HS dễ dàng tiếp cận.
Tin học Đại Dương hiện đang hỗ trợ, hợp tác với gần 20 trường học trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành khác trong việc triển khai và nâng cao chất lượng dạy và học tin học theo chuẩn quốc tế. Đơn vị có hai cơ sở đào tạo tin học: Cơ sở 1 tại số 25, đường 23, phường Linh Chiểu, TP.Thủ Đức; Cơ sở 2 ở tầng 4, Nhà Văn hóa Sinh viên, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM – ĐT: (028) 37 222 786 – DĐ: 0932 41 30 41, Website: www.tinhocdaiduong.vn, Fanpage: Tin học Đại Dương, Email: daiduongitc@gmail.com |
Theo ông Trần Khắc Huy, trên cơ sở đề án nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho HS phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế mà UBND TP vừa phê duyệt, Tân Bình sẽ xây dựng kế hoạch đẩy mạnh dạy học tin học trong nhà trường từ năm học tới qua từng giai đoạn cụ thể; trong đó khuyến khích các trường mạnh dạn thực hiện xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp hợp tác đầu tư. Đề án phê duyệt có tính hiệu triệu cao, có tính ràng buộc pháp lý sẽ là cơ sở để các địa phương xây dựng, triển khai chương trình tin học theo chuẩn quốc tế ở các cấp học một cách đồng bộ, hiệu quả.
Được biết, mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa nêu ra trong đề án nhằm vận động sự đồng hành của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng GV và hỗ trợ học bổng, tạo điều kiện cho HS tham gia học và thi đạt các kỳ thi chứng chỉ tin học quốc tế. Đồng thời từng bước nâng cấp hệ thống phòng máy, máy vi tính của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy học.
Nguyễn Minh Phương
Bình luận (0)