Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dạy nghề thời chuyển đổi số

Tạp Chí Giáo Dục

Đ có ngun nhân lc đáp ng yêu cu ngày càng cao ca th trưng lao đng, giáo viên dy ngh phi luôn trong “dòng chy công ngh”.


Giáo viên hư
ng dn ngưi hc trong gi thc hành

Theo nhiều giáo viên dạy nghề, chỉ khi ở trong dòng chảy đó thì mới thấy sự thay đổi công nghệ như thế nào và phải làm gì để có thể cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng thực hành cho người học. Không chỉ cập nhật kiến thức mà bản thân giáo viên phải thực hành tích hợp công nghệ có sự tham gia trải nghiệm của người học.

Không đng ngoài “dòng chy công ngh

Trước sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ cũng như khó khăn về kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhiều giáo viên dạy nghề đã bắt tay vào nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình, thiết bị dạy học nhằm tạo hứng thú cho người học, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Nhiều mô hình, thiết bị ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế đã và đang phục vụ công tác đào tạo tại trường nghề. Đây là những sản phẩm tích hợp công nghệ kỹ thuật mới phù hợp xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ thực tế giảng dạy, việc đầu tư thời gian cho nghiên cứu công nghệ mới và thiết kế một sản phẩm hoàn chỉnh, khắc phục nhược điểm của các sản phẩm đã có trên thị trường là hoàn toàn không dễ. Bên cạnh kiến thức, kỹ năng, người làm ra nó phải thật sự yêu nghề, có đam mê và trách nhiệm với người học. Gần đây, rất nhiều mô hình, thiết bị do giáo viên dạy nghề nghiên cứu sáng chế đã khẳng định khả năng tiếp cận công nghệ trong đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn lao động thời kỳ hội nhập. Nhiều chuyên gia đánh giá các mô hình như: Máy ép nhựa mini; bộ điều khiển phun xăng điện tử; dây chuyền sản xuất sử dụng cánh tay robot; dây chuyền chế biến khô thủy sản; mô hình thực hành PLC – Mạng truyền thông công nghiệp; mô hình thực tập hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên ô tô có hỗ trợ chấm điểm số tự động… hoàn toàn có thể thương mại hóa thành công và chuyển giao không chỉ trong lĩnh vực đào tạo nghề mà còn trong thực tế sản xuất kinh doanh.

Ông Đào Văn Toàn (Phó Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Dũng Toàn, tỉnh Đồng Nai) cho biết ông thường xuyên đến các trường nghề để kết nối tuyển dụng người học ngành cơ khí. Qua kiểm tra năng lực cũng như tìm hiểu thực tế, có một số môn trong nghề các em còn học “chay”. Đây là điều đáng buồn. Tuy nhiên, gần đây lỗ hỏng chuyên môn của người học đã được lấp nhờ giáo viên dạy nghề nghiên cứu và thiết kế mô hình đào tạo trực quan. Theo ông Toàn, trước sự thay đổi nhanh về công nghệ, việc đầu tư trang thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu là không đơn giản đối với các trường nghề. Do vậy, giải pháp cho trường nghề là chủ động liên kết với doanh nghiệp để đào tạo kép với 30% thời lượng học lý thuyết tại trường, 70% thời lượng thực hành tại doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy, khi thực hành tại doanh nghiệp, người học sẽ hào hứng, thích thú hơn vì được làm việc thực tế trong môi trường doanh nghiệp. Nhưng hơn hết là được trải nghiệm nghề và trang thiết bị tích hợp công nghệ mới. Về phía trường nghề cũng không phải mất quá nhiều kinh phí để đầu tư mô hình, thiết bị mà còn được… tiếng đào tạo có chất lượng. “Thời đại công nghệ phát triển không ngừng, các trường nghề cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa với doanh nghiệp. Quan hệ này không dừng lại ở mục tiêu tìm nơi thực tập, giới thiệu việc làm cho người học mà còn hướng đến liên kết đào tạo, đào tạo chuyên sâu theo đặt hàng. Có như thế người học mới có thể cập nhật kỹ năng mới theo kịp dòng chảy công nghệ”, ông Toàn gợi ý. 

Khơi dy tinh thn sáng to

Ở góc độ giáo viên doanh nghiệp, ThS. Lưu Thanh Hoàng (Công ty CP Điện – Xây lắp Bình An, TP.HCM) cho rằng, nếu giáo viên dạy nghề không thường xuyên cập nhật công nghệ mới thì chỉ sau vài tháng đến một năm là có thể bị “bỏ lại phía sau” ngay. Giáo viên dạy nghề phải ở trong “dòng chảy công nghệ” mới biết sự thay đổi như thế nào, thay đổi ở đâu và cần bổ sung gì cho giờ thực hành. Nếu không, thiệt thòi không chỉ giáo viên mà còn cho người học. ThS. Hoàng nhớ lại: “13 năm trước, khi cầm tấm bằng TC nghề đi xin việc, tôi không tự tin lắm vì kỹ năng thực hành hạn chế. Nghĩ lại ở thời điểm đó, người học không thể trách nhà trường, trách giáo viên bởi trang thiết bị đào tạo chỉ bấy nhiêu đó, cũ kỹ và lạc hậu. Đã đến lúc trường nghề không thể đào tạo cái mình có mà phải đào tạo cái xã hội cần. Bản thân giáo viên dạy nghề cũng thế, luôn học hỏi để đảm bảo kiến thức và kỹ năng thực hành 4.0 cho người học”.


Sinh viên trư
ng ngh đang thc hành trên máy CNC

“Trong thi gian ti, đ bt kp xu thế ca thi đi, trưng ngh nói chung và giáo viên dy ngh nói riêng phi xây dng tinh thn khi nghip và đi mi sáng to. Qua đó thu hút ngưi hc đam mê nghiên cu, sáng to và làm cu ni đ sn phm nghiên cu đưc chuyn giao, ng dng rng rãi trong thc tế”, ông Đ Năng Khánh (Phó Tng cc trưng Tng cc Giáo dc ngh nghip, B LĐ-TB&XH) k vng.

Chuyên gia Lê Minh Bằng (Đại sứ kỹ năng nghề năm 2022, Trưởng khoa Cơ khí Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) khẳng định, dạy nghề trong bối cảnh 4.0 bắt buộc giáo viên phải luôn học hỏi, sáng tạo, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ mới. Đối với giáo viên trường nghề, không chỉ lên lớp suông mà phải biết khơi gợi tinh thần tự học, sáng tạo cho người học. Qua các kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới, thí sinh Việt Nam không thua kém các bạn quốc tế, song kỹ năng ứng dụng công nghệ và ngoại ngữ còn hạn chế so với các nước bạn.

Ông Đỗ Năng Khánh (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) đánh giá cao những mô hình, thiết bị do giáo viên thiết kế và chế tạo. Những sản phẩm này phù hợp với xu hướng công nghệ 4.0, đặc biệt là đáp ứng được chương trình đào tạo tại các cơ sở và góp phần giảm chi phí đầu tư ngân sách. Các mô hình, thiết bị đào tạo tự làm ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) hay Intenet vạn vật (IoT) còn đảm bảo hình thành kỹ năng ứng dụng công nghệ, tạo hứng thú cho người học. Ông Khánh kỳ vọng, trong thời gian tới, để bắt kịp xu thế của thời đại, trường nghề nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng phải xây dựng tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Qua đó thu hút người học đam mê nghiên cứu, sáng tạo và làm cầu nối để sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao, ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

Bài, ảnh: Trn Anh

Bình luận (0)