Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy ngữ văn là dạy cái gì và để làm gì?

Tạp Chí Giáo Dục

T xưa đến nay, quc gia nào cũng vy, câu tr li cho câu hi này đu là: dy tiếng và dy văn.

Mt tiết hc môn ng văn ca hc sinh THCS. Ảnh: Y.Hoa

1. Khởi đầu là học sinh phải biết đọc, biết viết; không biết đọc, biết viết thì không học được gì cả. Nhìn chung ở tiểu học chủ yếu là học tiếng. Cũng chính vì thế hầu hết các nước chỉ có sách dạy tiếng mang tên ngôn ngữ chính của quốc gia ấy như sách tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Việt…, hầu như không có sách văn. Nhưng không phải là không học văn, mà ở tiểu học người ta dạy văn qua tiếng, không tách văn ra khỏi tiếng (ngữ). Suy cho cùng không chỉ tiểu học, nếu không nắm vững tiếng thì khó hiểu sâu được văn. Lên THCS, vẫn tiếp tục học tiếng và văn, nhưng nhìn chung là ngang nhau. Trước đây ở nước ta, ngữ văn THCS có lúc tách ra 2 môn: tiếng Việt và văn học, sau này nhập lại thành một: ngữ văn. Lên THPT, trọng tâm là học văn, qua học văn mà củng cố tiếng, vận dụng tiếng vào đọc, viết. Ở bậc này có nước tách ra thành 2 môn, nhưng nhiều nước vẫn là một. Có thể hình dung trọng tâm học của 3 bậc là: Tiểu học: ngữ; THCS: ngữ và văn; THPT: văn.

Trước đây việc dạy tiếng nghiêng nhiều về trang bị kiến thức từ vựng, ngữ pháp… như là đào tạo các nhà ngôn ngữ. Gần đây dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp, hướng tới năng lực sử dụng tiếng Việt. Mục tiêu, yêu cầu và nội dung dạy học tiếng là giao tiếp thành thạo tiếng Việt ở cả 4 kỹ năng: đọc, viết, nói và nghe. Trước đây dạy văn là dạy cho học sinh thấy cái hay, cái đẹp mà thầy cô hiểu và cảm được từ tác phẩm. Hệ quả là thầy cô toàn đọc hộ, cảm thụ và hiểu hộ học sinh. Và học sinh chỉ biết ghi chép và học thuộc những điều thầy cô cho ghi; khi kiểm tra chỉ cần nhắc lại những điều học thuộc ấy. Gần đây theo yêu cầu phát triển năng lực, dạy văn cần dạy cho học sinh cách đọc văn, thực chất là biết cách giải mã văn bản văn học. Kết quả là học sinh tự mình hiểu được nội dung và ý nghĩa của tác phẩm ấy; học sinh biết cách đọc, cách khám phá, phân tích để hiểu và thưởng thức văn học; các em tự làm giàu có thêm cho tâm hồn, tình cảm và có ý thức, nhân cách cao đẹp hơn.

2. Học ngữ văn để làm gì? Mục đích cuối cùng là để có một công cụ giao tiếp hiệu quả, để học tập, sinh hoạt và làm việc tốt hơn; để biết vui và buồn, căm giận và thương yêu; để biết chia sẻ, cảm thông với các số phận khác nhau; để sống tử tế hơn, người hơn… Tính công cụ rất được coi trọng, chính vì thế chương trình quốc tế đánh giá học sinh (PISA) coi biết đọc (Reading Literacy) là một trong 3 năng lực quan trọng nhất của một con người khi bước vào cuộc sống. Biết đọc, tức đọc phải hiểu, là nhiệm vụ và mục đích chính của môn ngữ văn, chứ không phải học ngữ văn để trở thành nhà ngôn ngữ hay thành nhà văn, nhà thơ. Nếu mục đích chính như thế thì nội dung và cách dạy học ngữ văn phải hướng đến trang bị trước hết là cách đọc để học sinh biết đọc, biết tiếp nhận một văn bản. Qua đọc mà bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm; mà phát triển năng lực và giáo dục nhân cách.

Dạy học sinh lớp 1 biết đóng vai, biết đồng cảm với cô quét rác, người gánh nặng, người ốm, người bán hàng rong, cậu bé đánh giày… và cảnh ngộ chiến tranh, lụt lội… như sách Học văn của nhóm Cánh buồm cũng là một cách. Nhưng tôi đã xem rồi và cứ nghĩ, dạy thế có khác gì dạy đạo đức?

Dạy văn của công nghệ giáo dục chủ trương giúp học sinh hiểu cách làm ra văn, đi lại con đường mà nhà văn sáng tạo ra tác phẩm cũng là một cách. Nhưng liệu có ảo tưởng quá không khi con đường sáng tạo nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là vô cùng phức tạp và phong phú, chẳng ai giống ai. Làm sao biết được Nguyễn Du đã sáng tác “Truyện Kiều” theo quy trình nào? Con đường, cách thức tạo ra “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Chưa nói đến rất nhiều kiệt tác là kết quả của những ẩn ức, trực giác, độc nhất vô nhị, chẳng có quy luật. Hoàng Cầm tâm sự viết bài “Lá diêu bông” trong lúc mơ màng, có tiếng người con gái đọc cho, cứ thế mà chép lại. Thế có dạy cho học sinh đi theo cách ấy được không?

Trước đây Thạch Lam từng viết: “Người ta sinh ra là nghệ sĩ hay không, chứ không thể học tập mà thành được” (Theo giòng – tuyển tập Thạch Lam). Lê Nin đã nói: “Có lột da tôi, tôi cũng chịu, đến 2 câu thơ cũng không làm nổi” (Lê Nin – Bàn về văn hóa, văn học). Sáng tạo văn học không thể đào tạo hàng loạt bằng cách mở trường, mở lớp được. Thế thì hướng dẫn học sinh đi lại con đường sáng tạo ấy làm gì và có làm được không? Cứ cho là làm thế để hiểu tác phẩm như chính nhà văn đi thì cũng chỉ là cách hiểu của nhà văn thôi, trong khi mỗi người đọc có thể hiểu văn bản một cách rất khác nhau. Nếu là để khơi dậy sáng tạo nghệ thuật, thì thử hỏi: bao nhiêu học sinh học theo cách ấy sẽ thành nhà văn? Trong khi bất kỳ ai ra đời cũng phải đọc và hiểu đúng các loại văn bản khác nhau, từ một đơn thuốc cho đến bài thơ. Vậy thì phải dạy cách đọc, cách tiếp nhận một văn bản là chính chứ. Vì đấy là văn hóa phổ thông.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)