Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy thật và “bệnh thành tích”

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi bài viết “Cn dy tht – thi tht” đăng báo (ngày 25-9), đông đo đng nghip các nơi đã gi tin, gi đin trao đi chân tình vi tác gi v thc trng, nguyên nhân, h ly ca hin tưng dy hc ng văn phn tác dng, trái mc tiêu giáo dc đã đưc nêu trong bài viết trên; hu hết các ý kiến đu đ cp đến “bnh thành tích” trong ngành giáo dc.

Tâm lý chạy theo “thành tích ảo” vẫn còn là căn bệnh mạn tính của ngành giáo dục (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Mc tiêu ca môn ng văn trong chương trình giáo dc

Mục tiêu chung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, theo phương thức dạy những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa đức, trí, thể, mỹ và chú trọng thực hành, để học sinh biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế. Cụ thể, đối với môn ngữ văn – môn kiểm tra/thi tự luận duy nhất – học sinh cần vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các ngữ liệu hoàn toàn mới, nhằm khắc phục tình trạng các em học thuộc và chép văn mẫu của kiểu dạy học tái hiện kiến thức trước đây trong chương trình cũ. Như nhiều giáo viên nhận xét, chương trình mới yêu cầu giáo viên chuyển từ lối truyền thụ cũ là chỉ “dạy cái” (dạy từng tác phẩm cụ thể), sang chú trọng “dạy cách” (cách đọc sách, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới, vận dụng…), giúp học sinh tìm ra phương pháp học vận dụng vào thực tiễn, biết cách tìm kiếm, chắt lọc, xử lý thông tin để hình thành kiến thức mới.

Dy hc kiu đi phó vì “bnh thành tích”

Khi đổi mới cách dạy học và đánh giá học sinh theo chương trình mới, số đông học sinh cảm thấy lạ lẫm, bỡ ngỡ. Nhiều em vẫn còn quen với cách học/kiểm tra cũ, nên đã vấp phải nhiều khó khăn trong bước đầu làm quen cách học/kiểm tra theo chương trình mới, đa số học sinh làm bài kiểm tra định kỳ/cuối năm còn lúng túng. Trước tình hình đó, vì muốn học sinh làm bài đạt điểm cao, hoặc vì “bệnh thành tích” của nhà trường, trước kỳ kiểm tra, ở phần làm văn, phân tích tác phẩm – giáo viên “khoanh vùng” vài tác phẩm cụ thể ngoài SGK cho học sinh tập trung ôn tập, và khi ra đề, tác giả sẽ chọn một trong các ngữ liệu đó. Cách ôn tập tiêu cực chỉ vì điểm số này – học và thi thụ động theo lối cũ – đã biến học sinh từ phụ thuộc SGK sang phụ thuộc “đề cương khoanh vùng”, chứ không hề phát triển được phẩm chất, năng lực; tức là chưa thực hiện đúng mục tiêu định hướng phát triển năng lực người học của chương trình mới. Một giáo viên THPT ở TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai) thừa nhận: Nếu tổ chức kiểm tra theo đúng tinh thần chương trình mới thì chỉ chừng 1/3 học sinh làm bài đạt điểm 5 trở lên, nên các giáo viên bất đắc dĩ mới phải “khoanh vùng” đề cương theo kiểu đối phó này. Từ huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông), một giáo viên THPT khác nhận xét: Hiện trạng “bệnh thành tích” trong ngành thì ai cũng nhìn thấy, nhưng khó mà góp ý hoặc thay đổi được.

Hiện đang dạy THCS tại TP.Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), một nhà giáo nêu ý kiến: “Bệnh thành tích” là một thực tế ở nhiều trường hiện nay. “Khoanh vùng” đề cương cũng chưa hẳn là tiêu cực, vì nếu không “khoanh vùng” thì chỉ khoảng 30% học sinh làm bài đạt điểm trung bình trở lên. Thực ra, “bệnh thành tích” không phải xuất phát từ giáo viên mà bắt nguồn từ các cấp quản lý giáo dục. Trong khi đó, quản lý một trường THCS tại huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa), một thầy giáo thuộc thế hệ 6X bộc bạch: Chỉ tiêu các phòng/sở GD-ĐT mặc nhiên ngầm đặt ra cho các trường: tốt nghiệp THCS, THPT phải đạt tỷ lệ trên 95%, nếu không đạt được thì hiệu trưởng phải giải trình với phòng/sở; rồi đến lượt mình, lãnh đạo phòng/sở lại phải tiếp tục lên giải trình với cấp cao hơn, vậy thử hỏi ai còn dám dạy thật – thi thật? Một thầy giáo thâm niên khác bày tỏ: Nếu học sinh trong lớp mình dạy kết quả cuối năm không đạt chỉ tiêu đăng ký từ đầu năm, thì giáo viên đó sẽ bị xem xét khi xếp loại, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi đua cuối năm học.

Thực trạng công tác thi đua các trường hiện nay, kết quả cuối năm học của học sinh thường được coi là tiêu chí chính để đánh giá giáo viên và tập thể. Áp lực để đạt được kết quả cao cuối năm học đã khiến nhiều trường tìm mọi cách sao cho đạt được điểm cao thay vì giúp học sinh tiếp nhận, thủ đắc kỹ năng, kiến thức khái quát thực sự. Điều này không chỉ là vấn đề đặt ra cho giáo viên và học sinh, mà còn đặt ra cho hệ thống tiêu chí đánh giá, và cả quan điểm nhìn nhận của xã hội nữa.

Tựu trung lại, chính cứu cánh “làm đẹp” kết quả học tập vì “bệnh thành tích” đã làm thiên lệch tiêu chí đánh giá dựa trên thực lực giáo dục, dẫn đến việc chưa dạy thật – kiểm tra thật theo đúng mục tiêu chương trình mới.

Khi nào mi dy tht?

Thử nhìn lại, sau ngót 20 năm, tâm lý chạy theo “thành tích ảo” vẫn còn là căn bệnh mạn tính, trầm kha của ngành giáo dục, dù đã được Bộ GD-ĐT “chẩn đoán” xác quyết trong cuộc vận động “Hai không” (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) từ năm 2006. Mục tiêu thực chất của đổi mới giáo dục hiện tại chú trọng chất lượng học sinh, nên bên cạnh cần kết quả cao học sinh cần đạt được qua kiểm tra định kỳ/cuối năm học, chính yếu hơn là nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo tinh thần chương trình mới.

Đi sâu tìm hiểu hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục, người viết nhận thấy ở nhiều trường công tác này chưa thực chất, còn nặng về thành tích do không có kỳ kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chung định kỳ/cuối năm, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giáo viên “không dám” dạy thật ở các trường. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về ý thức, trách nhiệm của cá nhân đối với nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo chương trình mới một cách thực chất, còn bị ảnh hưởng bởi áp lực thi đua, nên bất đắc dĩ phải dạy học theo kiểu chạy theo thành tích.

Một thầy giáo thâm niên ngót 40 năm dạy THPT ở tỉnh Gia Lai bày tỏ quan ngại: Nếu cứ tiếp diễn hoạt động dạy học kiểu đối phó này, đến khi kết thúc bậc học, lúc đó đề thi không do riêng từng trường ra, mà do Sở GD-ĐT (đề tuyển sinh lớp 10), Bộ GD-ĐT (đề thi tốt nghiệp THPT) ra, chắc chắn khoảng 70% học sinh khó có thể làm được bài theo yêu cầu kiểm tra đánh giá theo chương trình mới. Chừng nào ngành giáo dục còn lấy tỷ lệ học sinh đạt điểm cao làm thước đo thi đua, đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm, xếp loại cơ sở giáo dục… thì khó có thể “dạy thật”, khó chấm dứt hiện tượng “khoanh vùng” đề cương ôn tập ngữ văn trước mỗi kỳ kiểm tra. Cạnh đó, quan điểm của một nhà giáo trẻ – hiện là phó hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cũng đáng được lưu ý: Đến khi nào điểm học bạ còn được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH như hiện nay, thì khi đó vẫn còn tình trạng “bệnh thành tích”, “làm đẹp học bạ”, tức là chưa thể dạy thật/kiểm tra thật ở trường phổ thông.

Có lẽ phải chờ đến kỳ tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026 (với bậc THCS) và thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (đề thi do cấp trên ra tập trung, chấm bài tập trung, không phụ thuộc vào phạm vi quản lý của từng trường cụ thể), xem kết quả thi của học sinh cuối cấp ra sao, mới có thể xác định được tinh thần của đổi mới giáo dục theo chương trình mới đạt kết quả ở mức độ nào.

Và kết quả thực tế đó sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho thực trạng môn ngữ văn “dạy – học để thi” cầu toàn kiểu “bình mới rượu cũ” vẫn còn tồn tại, khó khắc phục ở nhiều trường hiện nay.

Đ Thành Dương

Bình luận (0)