Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy thêm, học thêm sau 8 giờ tối: Cấm hay khuyến khích?

Tạp Chí Giáo Dục

Dạy thêm, học thêm sau 8 giờ tối: Cấm hay khuyến khích? - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Dạy thêm, học thêm sau 8 giờ tối: Cấm hay khuyến khích? Audio

Quy đnh cm dy thêm sau 8 gi ti đang đưc ngành GD-ĐT TP.HCM ly ý kiến cn phi có nhng nghiên cu, đánh giá c th theo tính cht ca mt đô th đc bit như TP.HCM.

Học sinh lớp 9 tại TP.HCM trong một giờ học toán

 

 

5 bt cp nếu cm dy thêm sau 8 gi ti

Trong xu thế đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tránh tình trạng học sinh bị quá tải và đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục. Song, có thể thấy, nếu quy định cấm dạy thêm học thêm sau 8 giờ tối khi áp dụng sẽ phát sinh 5 bất cập lớn như sau:

Hiện tại các cơ sở dạy thêm đều được cấp phép bởi Sở Kế hoạch Đầu tư hoặc chính quyền địa phương. Các chủ đầu tư và cả giáo viên tham gia đều phải nộp thuế. Có thể thấy trung tâm dạy thêm là một mô hình kinh tế kinh doanh giáo dục, một cách hợp pháp. Việc cấm như thế ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu chi, kinh phí đầu tư… có thể phá sản biết bao con người mất nguồn thu chính đáng.

Hạn chế quyền tự học, tự lựa chọn hình thức học tập của học sinh và phụ huynh: Nhiều học sinh có nhu cầu thực sự trong việc học thêm để củng cố kiến thức hoặc phát triển năng lực chuyên biệt (thi học sinh giỏi, thi chuyên, thi quốc tế…). Việc giới hạn sau 8 giờ tối vô tình áp đặt đồng loạt, bất kể nhu cầu, năng lực hay hoàn cảnh cụ thể. Phụ huynh, đặc biệt là người lao động ở đô thị, kết thúc công việc muộn (sau 6-7 giờ tối), chỉ có thể đưa đón con đi học thêm vào buổi tối. Chính sách này không phù hợp với nhịp sống đô thị hiện đại, ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi khi triển khai.

Làm giảm cơ hội tăng thu nhập hợp pháp của giáo viên: Trong bối cảnh thu nhập giáo viên còn thấp, dạy thêm ngoài giờ là nguồn cải thiện đời sống hợp lý và phổ biến. Cấm dạy sau 8 giờ tối đồng nghĩa với việc thu hẹp khung giờ làm việc tự do của giáo viên, giảm cơ hội dạy thêm chính đáng. Những giáo viên dạy thêm có chất lượng, có đạo đức nghề nghiệp cũng bị đánh đồng với những tiêu cực, tạo cảm giác thiếu công bằng trong điều tiết chính sách.

Gây quá tải cho hệ thống dạy thêm hợp pháp trong khung giờ giới hạn: Nếu tất cả nhu cầu dạy thêm phải gói gọn trước 8 giờ tối, sẽ dẫn đến tình trạng như tăng sĩ số lớp học thêm (kém hiệu quả, phản tác dụng); Thiếu địa điểm, thiếu giờ trống tại các trung tâm hợp pháp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy mà còn dễ tạo điều kiện cho các hình thức dạy thêm “chui”, thiếu kiểm soát, đi ngược mục tiêu quản lý ban đầu.

Tác động tiêu cực đến học sinh có lịch học kín trong ngày: Nhiều học sinh học hai buổi hoặc học các chương trình tích hợp, quốc tế, chỉ có thời gian rảnh vào tối muộn. Việc cấm sau 20 giờ sẽ khiến các em không còn khoảng trống để bù đắp kiến thức, đặc biệt với học sinh yếu hoặc có khó khăn về tiếp thu.

Phân vùng qun lý thay vì cm tuyt đi theo gi

Thay vì cấm sau 8 giờ tối đồng loạt, nên có quy định linh hoạt theo từng vùng (đô thị, nông thôn, bán đô thị). Có thể yêu cầu báo cáo, giám sát kỹ các lớp dạy thêm sau 8 giờ tối thay vì cấm hoàn toàn, quản lý chất lượng hơn là quản lý hành chính theo giờ giấc.

Không nên ban hành lệnh cấm cứng việc dạy thêm sau 8 giờ tối, mà nên linh hoạt khuyến khích theo đặc điểm địa phương, kết hợp quản lý chặt hoạt động dạy thêm chính đáng.

Tập trung vào giảm áp lực học sinh bằng cải cách chương trình, phương pháp, thi cử, thay vì chỉ quản lý biểu hiện dạy thêm. Tạo hành lang pháp lý cho giáo viên dạy thêm hợp pháp, minh bạch, chất lượng, vừa đảm bảo quyền học tập của học sinh, vừa hỗ trợ đời sống giáo viên.

Đng b nhiu gii pháp đ hc sinh không phi tìm đến lp hc thêm

Để giảm áp lực học tập cho học sinh, hạn chế việc các em phải tìm đến các lớp học thêm tràn lan, ngành giáo dục cần đồng bộ nhiều giải pháp, không dừng ở cứng nhắc quản lý các trung tâm dạy thêm.

Trong đó, quan trọng nhất cần điều chỉnh chương trình học chính khóa theo hướng tinh gọn, thực tiễn. Rà soát lại chương trình phổ thông, lược bỏ nội dung hàn lâm, dàn trải, thiếu thiết thực. Tăng thời lượng các môn phát triển năng lực (giải quyết vấn đề, thuyết trình, công nghệ, kỹ năng sống). Tăng cường các bài học thuộc lòng, bài dạy đạo làm người, dạy hiếu thảo, dạy sống có tình có nghĩa, những bài học tác động đến lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Giảm tải chính khóa hợp lý sẽ giảm nhu cầu học thêm tự phát.

Song song đẩy mạnh các lớp học phụ đạo trong trường có ngân sách hỗ trợ. Các trường tổ chức lớp phụ đạo, lớp bồi dưỡng theo nhu cầu học sinh, do chính giáo viên của trường đảm nhiệm, có trả thù lao từ ngân sách. Đây là mô hình vừa giúp học sinh yếu kém được hỗ trợ, vừa tạo thêm thu nhập chính đáng cho giáo viên, giảm động cơ dạy thêm ngoài giờ.

Đồng thời phân hóa và đa dạng hóa hình thức đánh giá học sinh. Giảm trọng số của các kỳ thi “nặng điểm”, chuyển sang đánh giá năng lực, quá trình. Khi không còn áp lực thi cử, phụ huynh cũng không còn tâm lý bắt buộc cho con học thêm, từ đó giảm nhu cầu học thêm quá mức.

Tăng cường nền tảng học trực tuyến, học linh hoạt có hướng dẫn. Khuyến khích giáo viên xây dựng bài giảng trực tuyến, học liệu số có thể truy cập bất cứ lúc nào. Nhà trường có thể tổ chức hệ thống học nhóm, câu lạc bộ học tập, chuyển trọng tâm từ “dạy thêm” sang “học thêm chủ động” – nơi giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, không phải giảng dạy toàn bộ. Tăng thời lượng cụ thể dạy trực tuyến, học sinh ngồi nhà học đây cũng là thời điểm cần có sự giám sát của gia đình giúp tăng tương tác của các thành viên trong gia đình.

ThS. Hunh Thanh Phú (Hiu trưng Trưng THPT Bùi Th Xuân)

Bình luận (0)