Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dạy tiếng Anh bắt buộc cho học sinh từ lớp 3: Khó thực hiện vào năm 2010!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Ông Lê Tiến ThànhTrong dự tho chiến lược phát trin giáo dc 2008- 2020 đang được trưng cầu ý kiến, mt vn đề thu hút s quan tâm ca xã hi là vic s dy tiếng Anh bt buc cho hc sinh tiu hc t lp 3 tr lên.

Nhưng với thực trạng giáo dục (GD) hiện nay, điều đó có thể thực hiện được không? Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ GD tiểu học – Bộ GD-ĐT, cho biết:

– Đúng là học ngoại ngữ từ lớp 3, thậm chí sớm hơn nữa sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc bắt đầu ở bậc trung học. Hiện nay có một thực tế HS tốt nghiệp THPT trình độ ngoại ngữ còn yếu, trong khi ngoại ngữ, cụ thể tiếng Anh, là yếu tố rất cần thiết trong thời đại hiện nay. Vì thế tôi cũng cho rằng nếu đưa môn tiếng Anh vào chương trình chính thức ở bậc tiểu học, bình đẳng như các môn học khác thì quá tốt. Đó là mong muốn của chúng tôi, nhưng từ mong muốn đến thực hiện được còn xa. Có rất nhiều việc phải chuẩn bị và thực hiện dần dần chứ không thể làm ngay trong một vài năm tới được.

* Ông đánh giá thế nào về tình hình dạy học tiếng Anh trong các trường tiểu học hiện nay?

– Từ năm 1996, ngoại ngữ (tiếng Anh) đã được đưa vào trường tiểu học như một môn học tự chọn cho học sinh từ lớp 3 – 5. Nhưng vì là môn tự chọn nên các trường, địa phương không bị bắt buộc trong việc chọn chương trình, giáo trình, không tổ chức đánh giá hiệu quả của việc dạy học môn này.

Việc dạy tiếng Anh ở tiểu học mới chỉ tập trung ở khu vực thành phố, nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển. Năm 2003, Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn bộ sách Let‘s learn English quyển một cho học sinh lớp 3, quyển hai cho học sinh lớp 4 và quyển ba cho học sinh lớp 5. Bộ sách này được thí điểm dạy ở 14 tỉnh, thành phố hiện đang được chỉnh sửa để sử dụng rộng rãi hơn vào năm học tới. Nhưng khi môn tiếng Anh chỉ là môn tự chọn, Bộ GD-ĐT cũng không thể áp đặt các trường sử dụng chương trình, bộ sách thống nhất mà tùy thuộc từng trường.Giờ học tiếng Anh của học sinh lớp 3/8 Trường tiểu học Kim Đồng, quận Gò Vấp, TP.HCM -Ảnh: Như Hùng

Giáo viên tiếng Anh của các trường tiểu học cũng thiếu, không đồng đều về trình độ, nguồn đào tạo, nhiều trường chưa có GV biên chế dạy ngoại ngữ. Ngoại ngữ không được bố trí trong thời lượng chương trình của bậc tiểu học, nên chỉ những nơi có điều kiện tổ chức học hai buổi/ngày mới có thể thực hiện được.

* Để triển khai dạy ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3, ngành GD-ĐT sẽ phải đối diện với những khó khăn thế nào, thưa ông?

– Ở điểm khởi đầu, ít nhất trong 15.000 trường tiểu học phải có 15.000 GV có trình độ dạy tiếng Anh, sau đó tăng dần theo từng năm, để có đủ GV cho mục tiêu này phải có 30.000- 40.000 GV trở lên.

Hiện nay cả nước chỉ có khoảng 6.000 GV dạy tiếng Anh trong trường tiểu học. Mỗi năm các trường sư phạm cũng chỉ cung cấp 300- 500 GV mới. Như vậy cho dù các trường sư phạm có tăng tốc đào tạo cũng phải một thời gian dài nữa mới có đủ số GV cần thiết. Một khó khăn nữa là thời gian học, điều kiện cơ sở vật chất. Cả nước hiện nay chỉ có khoảng 35% HS được học hai buổi/ngày. Vẫn còn đến 65% HS chỉ được học một buổi/ngày, quỹ thời gian đã căng cứng, không thể bố trí cho môn ngoại ngữ. Chương trình kiên cố hóa rầm rộ mới chỉ xóa được phòng học tạm, phòng học nhờ chứ chưa thể giải quyết được việc đủ phòng học cho HS học hai buổi/ngày.

Theo dự thảo chiến lược phát triển GD 2008-2020, từ năm 2010 sẽ chọn 20% số học sinh lớp 3 học tiếng Anh bắt buộc, tiến tới 100% sẽ học tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3 để kết thúc THPT, HS có thể được học trên 1.000 tiết, liên thông giữa các bậc học, trung bình 4 tiết/tuần. … 

Chương trình – SGK cho tiếng Anh tiểu học, chúng tôi đã xây dựng trên cơ sở hướng tới việc liên thông với bậc học trên, nhưng nếu triển khai sẽ phải điều chỉnh cả chương trình – SGK các bậc học tiếp theo nữa…

* Hiện nay dư luận vẫn đang nói nhiều đến chuyện HS tiểu học bị quá tải, nếu thêm một môn học bắt buộc với thời lượng dự kiến 4 tiết/tuần HS càng bị quá tải hơn. Ý kiến ông thế nào?

– Chuyện quá tải chủ yếu là do quá tải về cường độ, thời lượng kiến thức bị nén trong một quỹ thời gian hẹp, một phần nữa do GV chưa có phương pháp dạy học thích hợp, còn máy móc dạy hoàn toàn theo SGK, một số HS chưa được học hai buổi/ngày. Nhưng không nên cho rằng vì quá tải mà không thể đưa vào chương trình các môn học cần thiết. Song song với những giải pháp giảm quá tải, vẫn nên xây dựng lộ trình hợp lý để đưa tiếng Anh vào trường tiểu học trên cơ sở chuẩn bị những điều kiện đi kèm.

* Với những khó khăn trên, việc dạy tiếng Anh bắt buộc khó có thể thực hiện vào năm 2010. Theo ông, phải có lộ trình triển khai việc này thế nào? Có nhất thiết HS vùng sâu, vùng xa phải học tiếng Anh?

– Theo tôi, nên có hai giai đoạn: dạy học tự chọn bắt buộc và dạy học bắt buộc như các môn khác nằm trong chương trình. Trước mắt, các trường học có đủ GV, cơ sở vật chất để dạy học hai buổi/ngày phải tổ chức dạy tiếng Anh. Nhưng đó vẫn được xem là môn tự chọn. Cho đến một thời điểm thích hợp (có đủ GV, cơ sở vật chất) sẽ bắt buộc phải dạy học tiếng Anh, thống nhất về chương trình – SGK, chuẩn kiến thức, cách đánh giá…

Riêng các vùng sâu, vùng xa ở thời điểm hiện tại nếu đủ điều kiện học hai buổi/ngày có thể sử dụng buổi học thứ hai để học những môn học thiết thực hơn. Nhưng đến khi nhu cầu xã hội ở những nơi này cũng cần HS phải biết ngoại ngữ thì có thể chuyển sang học ngoại ngữ.

TRỊNH VĨNH HÀ (Theo TTO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)