Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T năm 2016 đến nay, mi dp hè, tr em (5 tui) dân tc thiu s (DTTS) Lâm Đng không có nhiu thi gian vui chơi như các bn đng la ngưi Kinh mà tp trung hc tiếng Vit đ chun bc vào lp 1…

Sinh viên tình nguyn hưng dn tng con ch tiếng Vit cho hc sinh DTTS trong hè

Đề cập đến học sinh DTTS, tại một hội thảo cấp tỉnh bàn về việc xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu trong vùng DTTS tổ chức năm 2018, một thầy giáo người DTTS (đã nghỉ hưu) đề xuất lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nên nghiên cứu đưa việc dạy chữ DTTS vào chương trình giáo dục dành cho các trường học vùng DTTS của tỉnh. Thầy giáo này lý giải, hiện nay trẻ em các DTTS bản địa (Mạ, Kơ Ho, Churu) không viết được chữ viết của dân tộc mình, chỉ nói thạo tiếng dân tộc (nhờ bắt chước người thân trong gia đình và cộng đồng) và “mù” tiếng Việt!

Tình trạng học sinh DTTS tại hầu hết các trường mầm non (thậm chí tiểu học) ở Lâm Đồng chỉ biết nói “độc” tiếng mẹ đẻ, còn tiếng Việt đa số ngọng nghịu, phát âm không chuẩn. Đây là thực trạng hết sức khó khăn khi trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, chuẩn bị bước vào lớp 1. Không giao tiếp được bằng tiếng Việt, cộng với tính cách thụ động, khả năng tiếp thu chậm… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của chính học sinh DTTS và chất lượng giáo dục chung của các trường. Để khắc phục thực trạng này, đồng thời thực hiện Quyết định số 1008 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hóa đề án trên, 3 năm qua, Sở GD-ĐT tỉnh đã tích cực triển khai “Chương trình tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người DTTS vừa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non chuẩn bị vào lớp 1” tại tất cả các trường tiểu học có học sinh DTTS trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Duy Hải (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng) cho biết việc dạy tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi nhằm kịp thời trang bị cho các em vốn tiếng Việt cơ bản, tối thiểu nhất để các em có khả năng sử dụng tiếng Việt (nghe – hiểu, nói) trong học tập và giao tiếp với thầy cô, bạn bè;  giúp trẻ mạnh dạn hòa nhập trong môi trường giáo dục, hình thành một số kỹ năng để thích ứng và theo kịp yêu cầu trong công tác GD-ĐT chung của tỉnh. Theo đó, các em theo học lớp tiếng Việt trong hè hoàn toàn miễn phí. Nội dung là tài liệu “Em nói tiếng Việt” dành cho học sinh lớp 1 vùng DTTS do Bộ GD-ĐT hướng dẫn. Tất cả giáo viên tham gia chương trình này đều được tập huấn về nội dung, phương pháp tổ chức dạy học và được thanh toán theo chế độ làm thêm giờ.

Ngoài sự quan tâm của ngành giáo dục, trong chiến dịch Tình nguyện hè năm nay, 20 sinh viên Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt đã về công tác (một tháng) tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng. Tại đây, các sinh viên Khoa Sư phạm tiểu học phối hợp với giáo viên Trường Tiểu học Đăng Srõn dạy các em học sinh DTTS của trường kỹ năng đọc, viết tiếng Việt. Cô Võ Thị Hồng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăng Srõn) cho biết năm học 2018-2019, toàn trường có 80 học sinh TDTS lớp 1 lên lớp 2. Do số lượng học sinh quá đông nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên gặp nhiều khó khăn do khả năng phát âm, đọc, viết tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Nhờ có sinh viên tình nguyện giúp, chất lượng học tập của học sinh cải thiện rõ rệt. Phạm Thị Hồng Vân (sinh viên năm 3 Khoa Sư phạm tiểu học) chia sẻ: “Đa phần học sinh DTTS ngoan và biết nghe lời; những ngày đầu còn thụ động, nhưng sau 2 tuần học tập các em tỏ ra thích thú và tiến bộ. Được trực tiếp dạy các em biết đọc, biết viết, nói được tiếng Việt, chúng em rất vui và cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa”.

Trao đổi về chủ trương tăng cường tiếng Việt trong hè cho học sinh DTTS, ông Nguyễn Duy Hải cho biết đến nay các địa phương trong tỉnh đã triển khai chương trình đến tất cả các trường tiểu học. Hè năm nay, toàn tỉnh có 6.639/7.317 học sinh DTTS tham gia chương trình (đạt 90%); có 133 trường triển khai với 269 lớp…

Có thể khẳng định việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS là mục tiêu, sự quyết tâm của địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập giáo dục của tỉnh.

Bài, ảnh: Thanh Dương Hng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)