Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số

Tạp Chí Giáo Dục

Trong 10 năm qua, giáo dc mm non c ta đã gt hái đưc nhiu thành qu ni bt vi t l tr em đưc hc mu giáo đt 99,6%. Đây là tín hiu đáng mng sau nhng chiến lưc t xây dng môi trưng hc tp đến h thng cơ s vt cht cho bc mm non.


Tr em dân tc thiu s vn s gp khó khăn nht đnh khi hc thêm ngôn ng m trưng

Tuy nhiên, hiện vẫn còn sự tiếp cận chưa đồng đều đối với tất cả trẻ em, đặc biệt ở trẻ em dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ chính là một trong những rào cản mà nhà trường và giáo viên cần đặc biệt quan tâm. Cô Trương Hoàng Y. (giáo viên mầm non ở tỉnh Quảng Nam) cho biết: “Ngôi trường tôi dạy có nhiều trẻ em là người dân tộc Cơ Tu, các em chỉ thực sự bắt đầu biết đến tiếng Việt khi đặt chân đến trường mầm non. Vì vậy, các em giao tiếp rất khó khăn, việc tiếp thu kiến thức, hòa nhập với bạn bè trong lớp cũng là một thách thức đối với giáo viên và các em”. Vấn đề này không chỉ của riêng cô Y., mà còn là trăn trở của nhiều giáo viên mầm non khác ở những huyện/tỉnh miền núi, nơi có nhiều trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống.

VVOB là t chc phi li nhun hot đng t năm 1982, tp trung vào vic ci cách giáo dc. Đnh hưng chính ca VVOB là ci thin cht lưng, môi trưng và hiu qu ca giáo dc mt cách bn vng ti các quc gia đang phát trin, trong đó có Vit Nam. D án BAMI là d án tp trung giáo dc cho vùng cao ti Vit Nam ca VVOB, đưc thc hi 3 tnh Qung Nam, Qung Ngãi và Kon Tum t năm 2017 đến nay. Theo đó, d án h tr giáo viên mm non xây dng môi trưng hc tp gn gũi, giàu ngôn ng và tính văn hóa đa phương cho tr mm non.

Nhiều nghiên cứu khoa học về quá trình tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ mầm non cho thấy khi trẻ sử dụng song ngữ, mặc dù tốc độ phát triển ngôn ngữ ở mỗi em là khác nhau, nhưng cột mốc phát triển ngôn ngữ hoàn toàn giống nhau. Theo đó, khi trẻ bắt đầu học một ngôn ngữ thứ hai ở giai đoạn mầm non, quá trình phát triển vốn từ và kỹ năng giao tiếp của các em sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Hiểu được quá trình này, giáo viên hoàn toàn có thể làm chủ vấn đề, thay đổi việc tổ chức lớp học để trẻ vừa có thể học được tiếng Việt một cách tự nhiên, vừa có thể vui chơi như một lớp học mẫu giáo bình thường. Học thuyết này dựa trên hướng dẫn giáo dục giàu ngôn ngữ của dự án “Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống” (BAMI) của Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB). Theo nghiên cứu, các trẻ nhỏ sẽ trải qua 4 giai đoạn chính khi bắt đầu học thêm một ngôn ngữ mới.

Trong giai đoạn đầu tiên, trẻ vẫn sẽ dùng ngôn ngữ ở nhà (ví dụ tiếng Cơ Tu) khi đến trường vì các em tin rằng cô giáo và các bạn ở trường cũng nói cùng một ngôn ngữ như mình. Vượt qua giai đoạn đầu tiên, trẻ bắt đầu nhận ra cô giáo không nói ngôn ngữ giống như mình, cô giáo không hiểu mình đang nói gì sau một vài ngày đến trường. Khi đó, trẻ sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn im lặng: Các em gần như không giao tiếp với cô giáo cũng như các bạn, do không có đủ vốn từ vựng để nói chuyện một cách tự tin. Tuy nhiên, trẻ vẫn đang tiếp thu thụ động từ những gì mình nhìn thấy, nghe được và các em sẽ hiểu được nhiều hơn mỗi ngày. Ở giai đoạn 3, sự tiếp thu thụ động bắt đầu sẽ có hiệu quả khi trẻ có thể nói một vài câu ngắn, thường là những câu đơn hoặc cụm từ mà các em nghe được ở lớp. Tuy nhiên, cách dùng từ của trẻ ở giai đoạn này còn nhiều lỗi sai và thiếu linh hoạt do các em chỉ đang cố bắt chước những gì cô giáo và các bạn nói. Giai đoạn 3 sẽ kéo dài và có những tiến triển tích cực dần theo thời gian. Sau một năm đầu tiên, trẻ sẽ đến giai đoạn 4 – thời điểm trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách gần như thành thạo. Lỗi sai sẽ ít dần và các em bắt đầu tự tin thể hiện được ý muốn của mình.


Trong giai đon im lng, tr vn có th t tiếp thu ngôn ng mi

Khung lý thuyết về 4 giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ giúp giáo viên định hình được các em đang ở giai đoạn phát triển ngôn ngữ nào. Nhờ đó, giáo viên thông cảm và tôn trọng khi trẻ ở giai đoạn im lặng và không ép buộc các em nói tiếng Việt vào những ngày đầu tiên đến trường. Thay vào đó, giáo viên sẽ xây dựng những tương tác giàu ngôn ngữ để trẻ có thể tiếp thu tiếng Việt một cách tự nhiên. Đây là mục tiêu mà những chuyên gia của VVOB muốn hướng tới. Chia sẻ về quá trình áp dụng thuyết 4 giai đoạn phát triển ngôn ngữ của dự án BAMI vào lớp học, cô Hoàng Y. vui mừng nói: “Điều mà cán bộ quản lý và giáo viên trường tôi không ngờ được là trẻ trong lớp tôi phụ trách đã dần dần sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, dễ dàng hơn”. Bản thân giáo viên cũng không còn chịu áp lực “làm thế nào để trẻ phải nói tiếng Việt” trong những ngày đầu lên lớp nữa. Bởi đó là giai đoạn im lặng của trẻ và các em dù ít hay nhiều vẫn tiếp thu vốn tiếng Việt trong suốt quá trình này.

Lê Văn Phúc
(Điu phi d án BAMI)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)