Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy tìm hiểu tác giả trong sách Ngữ văn

Tạp Chí Giáo Dục

Có giáo viên n hi: Ti sao sách Ng văn b Cánh diu không nêu nhiu thông tin v tác gi? Vì sao có tác gi nêu nh chân dung, mt s tác gi li không có?


Mt tiết dy hc môn ng văn  bc THPT (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Hỏi câu ấy, tôi nghĩ vì cô giáo đã so sánh sách Ngữ văn hiện nay với sách giáo khoa trước đây (chương trình 2006 và trước đó). Đúng là trước đây sách giáo khoa Ngữ văn THPT thường có mục “Tiểu dẫn” và sách THCS có mục chú thích giới thiệu tác giả và tác phẩm rất chi tiết.

1. Khi xây dựng mô hình sách Ngữ văn bộ Cánh diều, chúng tôi đã trao đổi rất kỹ về sự thay đổi mục giới thiệu tác giả, tác phẩm này. Theo đó, sách Ngữ văn bộ Cánh diều thường chỉ nêu tên tác giả, năm sinh, năm mất (nếu có), quê quán, chủ yếu để học sinh biết bối cảnh thời đại nhà văn sống. Sau đó yêu cầu: “Tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn/ nhà thơ… Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc hiểu văn bản này”. Sự thay đổi ấy dựa trên cơ sở nào và khi dạy giáo viên nên vận dụng ra sao?

Thứ nhất, chương trình Ngữ văn 2018 chủ trương dạy đọc hiểu văn bản là chính; không dạy đọc hiểu tác giả. Yêu cầu đọc hiểu một tác giả chỉ nêu trong phần chuyên đề học tập tự chọn với bậc THPT, để những học sinh yêu thích kiến thức ngữ văn chuyên sâu mới phải học.

Thứ hai, xuất phát từ quan niệm, đối với mỗi nhà văn, nhà thơ, văn bản – tác phẩm là quan trọng nhất. Đó là yếu tố quyết định cho tên tuổi và vinh quang của tác giả. Yêu cầu đọc hiểu tập trung vào văn bản, tất cả các yếu tố khác, trong đó có tác giả đều không thay cho việc tìm hiểu chính văn bản. Việc in ảnh chân dung các nhà văn, sách giáo khoa Ngữ văn bộ Cánh diều có quy định rất rõ ràng: Trừ các tác giả nổi tiếng trước Cách mạng tháng 8, sách chỉ giới thiệu ảnh chân dung của những tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc giải thưởng Nhà nước. Vì thế không phải tác giả nào cũng có ảnh chân dung trong sách.

Thứ ba, để hiểu văn bản cũng cần hiểu biết tác giả. Đúng thế. Nhưng không phải tất cả các thông tin về tác giả đều giúp cho việc hiểu tác phẩm, nhất là thông tin về tiểu sử đời tư nhà văn. Nghĩa là chỉ một số thông tin (ít thôi) về tác giả, có ích trong việc khám phá văn bản. Vậy đưa vào sách giáo khoa, thậm chí yêu cầu thuộc các thông tin về ngày sinh, tháng đẻ, tóm tắt quá trình công tác và danh mục hàng chục tên tác phẩm của nhà văn để làm gì? Rồi sau đó lại ra đề kiểm tra hỏi cả về những thông tin ấy, buộc học sinh phải học thuộc lòng… Trong khi những điều đó không giúp gì cho việc hiểu câu chữ và ý nghĩa của văn bản cả.

Thứ tư, đây lý do rất quan trọng – yêu cầu của chương trình 2018 đòi hỏi dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Để phát triển năng lực đọc cần giúp học sinh biết cách chú ý các thông tin quan trọng làm cơ sở cho việc hiểu văn bản, trong đó có thông tin về tác giả. Thông tin về tác giả trên mạng rất đa dạng, phong phú, học sinh muốn biết chỉ cần gõ tên tác giả vào công cụ tìm kiếm là có ngay và được cung cấp rất nhiều thông tin. Đương nhiên không phải thông tin nào cũng có ích cho việc hiểu văn bản. Vì thế, giáo viên cần dạy cho học sinh biết tìm kiếm, phân biệt, lựa chọn, đánh giá thông tin… Không bắt học sinh nhớ máy móc, không chạy theo số lượng nhồi nhét nội dung mà chú trọng dạy cách thức tiếp cận và khai thác thông tin. Yêu cầu đó quan trọng hơn, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng số hiện nay.

2. Các lý do nêu trên là cơ sở để sách Ngữ văn bộ Cánh diều không cung cấp nhiều về tiểu sử tác giả mà yêu cầu học sinh tự tìm kiếm và lựa chọn. GS. Trần Đình Sử nhận xét: “Ở Việt Nam, khái niệm tác giả đã bị huyền thoại hóa, thần thánh hóa, tuyệt đối hóa”. Ông cho rằng “nên giảm tông huyền thoại hóa tác giả để nâng cao vị thế người đọc. Trong văn học, tiểu sử tác giả không có ý nghĩa gì nhiều…”. Vậy khi dạy mục tác giả, giáo viên cần chú ý gì?

Thứ nhất, không nên mất quá nhiều thời gian vào mục này mà cần hướng dẫn học sinh tìm kiếm thêm thông tin về tác giả bằng các phương tiện khác nhau. Sau đó, trên lớp tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận các thông tin tìm được, giúp các em sàng lọc, lựa chọn ghi lại các thông tin có ích cho việc hiểu văn bản. Có nghĩa là tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, dạy học sinh cách tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin hơn là cung cấp thông tin có sẵn trong sách giáo khoa và bắt các em phải ghi nhớ máy móc. Các thông tin mà chỉ một cái click chuột là có tất cả và rất phong phú… Không có sách giáo khoa nào nêu được hết các thông tin ấy.

Ai cũng biết, tác gi văn hc ln hay nh, có đáng nh, đáng trng hay không là nh vào văn bn, tác phm, “ch bu lên nhà thơ” ch không phi my dòng tiu s; càng không phi do có chc tưc và huân, huy chương các loi…

Thứ hai, việc tìm hiểu tác giả nên yêu cầu học sinh làm ở nhà. Trên lớp giáo viên chỉ cần hỏi và lưu ý những thông tin về tác giả có ý nghĩa, giúp hiểu văn bản hơn. Thường là cần chú ý: Bối cảnh văn hóa – xã hội thời đại nhà văn sống; một số yếu tố chi phối đề tài, cảm hứng và phong cách sáng tác của tác giả… Nhưng ngay cả các chi tiết vừa nêu cũng chỉ chú ý khi chúng giúp soi sáng, hiểu văn bản hơn; còn nếu không thì cũng thôi, không cần dạy.

Thứ ba, trong trường hợp có những học sinh chưa có điều kiện khai thác thông tin về tác giả trên mạng thì chỉ cần biết tên, thời đại nhà văn sống (qua năm sinh – năm mất) và quê hương nhà văn như sách giáo khoa đã cung cấp là đủ. Sau đó, trên lớp các em sẽ có điều kiện thu thập, bổ sung thêm thông qua việc trình bày của các học sinh khác. Và cũng qua đó, giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, lựa chọn và xử lý thông tin về tác giả. Trong quá trình thực nghiệm sách giáo khoa và dự giờ dạy, chúng tôi thấy nhiều học sinh làm rất tốt việc này.

Thứ tư, hãy dành nhiều thời gian giúp học sinh tập trung vào những tín hiệu quan trọng và giàu ý nghĩa của văn bản. Từ câu chữ, hình thức, kết hợp với tri thức và vốn sống của chính mình để đọc ra ý nghĩa, thông điệp nổi, chìm trong văn bản. Tự đối chiếu, đối thoại với ý nghĩa ấy mà hiểu bản thân hơn và điều chỉnh cách sống của chính mình.

Ai cũng biết, tác giả văn học lớn hay nhỏ, có đáng nhớ, đáng trọng hay không là nhờ vào văn bản, tác phẩm, “chữ bầu lên nhà thơ” chứ không phải mấy dòng tiểu sử; càng không phải do có chức tước và huân, huy chương các loại…

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)