Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy trẻ chủ động phòng tránh xâm hại tình dục

Tạp Chí Giáo Dục

Tr em trai và tr em gái đu có th là nn nhân ca xâm hi tình dc. C 4 bé gái thì 1 bé b xâm hi tình dc, c 6 bé trai là 1 bé b xâm hi tình dc. Tr em thuc gii th ba, hoc tr khuyết tt (các dng khuyết tt) có nguy cơ cao b xâm hi tình dc. Do đó, ph huynh phi luôn ý thc rng nguy cơ xâm hi tình dc có th xy ra bt c tr em nào.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Tr b xâm hi tình dc có chiu hưng tăng

Trong những năm gần đây, số vụ và số trẻ em bị xâm hại tình dục có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là những người thân, người quen và cả người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bao gồm cả cha đẻ, thầy cô giáo… Vụ xâm hại tình dục trẻ em nam vừa qua ở Phú Thọ là dẫn chứng cụ thể báo động thêm về nguy cơ cho trẻ em nam. Chính quan niệm giản đơn cho rằng trẻ em nam ít bị ảnh hưởng đến sức khỏe (mặt thể chất và tinh thần) hơn so với trẻ gái nên khi rơi vào tình huống bị xâm hại tình dục, các em thường chênh vênh, không biết cách chủ động phản kháng. Vì thế, rất cần sự chung tay của ba trụ cột gia đình – nhà trường – xã hội để nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm trong việc phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em biểu hiện: Hành vi đụng chạm như sờ mó cơ thể, vùng kín của trẻ hoặc bộ phận sinh dục của người khác hoặc của những trẻ em khác, mức độ nghiêm trọng hơn là giao cấu với trẻ. Hành vi không đụng chạm: nói với trẻ quan hệ tình dục; bắt trẻ em xem người khác quan hệ tình dục hay tham gia các hoạt động tình dục; Cho trẻ xem phim hoặc hình ảnh, video có tính chất xâm hại trẻ em.

Trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể là nạn nhân của xâm hại tình dục. Cứ 4 bé gái thì 1 bé bị xâm hại tình dục, cứ 6 bé trai là 1 bé bị xâm hại tình dục. Trẻ em thuộc giới thứ ba, hoặc trẻ khuyết tật (các dạng khuyết tật) có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục. Do đó, phụ huynh phải luôn ý thức rằng nguy cơ xâm hại tình dục có thể xảy ra bất cứ trẻ em nào.

Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em thường là thành viên trong gia đình, cộng đồng hay ai đó mà trẻ tin cậy. Kẻ xâm hại có thể là bạn bè của nạn nhân và gia đình của các em để che giấu hành vi xâm hại tình dục.

Trẻ thường không nói với người lớn khi bị xâm hại tình dục. Vì nhiều lí do (trẻ lo sợ, bị dụ dỗ, trẻ ham muốn…) trẻ thường giữ im lặng về việc bị xâm hại. Luôn là điểm tựa tin cậy để trẻ nói ra những điều bí mật, nhất là những điều khiến con hoang mang, lo lắng. Cha mẹ hãy quan sát các dấu hiệu, đừng chờ trẻ nói ra. Hãy giải thích cho trẻ hiểu về sự khác nhau giữa bí mật “xấu” và “tốt”. Những bí mật “xấu” là những điều khiến con cảm thấy băn khoăn, hẫng hụt, sợ hãi. Vì thế khuyến khích con luôn nói ra.

Th đon ca k xâm hi

Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có rất nhiều thủ đoạn để tiếp cận và xâm hại trẻ em. Không ít người suy nghĩ rằng, xâm hại tình dục trẻ em chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên bởi một người lạ. Song, trên thực tế những kẻ xâm hại tình dục trẻ em thường dùng nhiều thời gian để tiếp cận, xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ (đôi khi là với gia đình trẻ). Cha mẹ hãy sáng suốt cảnh giác với hành vi của những người lớn xung quanh trẻ. Đó có thể bao gồm: quan tâm trẻ quá mức, tặng quà, gây ảnh hưởng quá mức, yêu cầu được ở một mình với trẻ hoặc đến thăm trẻ mà không có sự giám sát của người lớn. Quá trình này có thể diễn ra theo một số bước:

– Nhắm đối tượng: Thủ phạm xác định trẻ em mà chúng muốn xâm hại. Chúng thường nhắm đến những trẻ dễ bị tổn thương.

– Xây dựng niềm tin: Thủ phạm tạo niềm tin ở trẻ bằng cách chia sẻ sở thích, tặng quà và kết bạn với trẻ.

– Tạo bí mật với trẻ: Thủ phạm bắt đầu tạo ra những bí mật riêng với trẻ bằng cách hứa hẹn, đe dọa hay ép buộc để trẻ không tiết lộ với ai.

– Hành động leo thang: Thủ phạm tiến tới việc giới tính hóa mối quan hệ với trẻ. Chúng thường đề cập đến các vấn đề tình dục và khiến trẻ “mất cảnh giác”.

– Thực hiện xâm hại: Thủ phạm thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Đ tr ch đng phòng tránh xâm hi tình dc

Dạy trẻ hiểu về giới tính và các vùng nhạy cảm: Cần dạy cho trẻ hiểu những kiến thức cơ bản về giới tính và các vùng nhạy cảm. Đối với em gái, vùng nhạy cảm là ngực, mông và cơ quan sinh dục, còn vùng nhạy cảm của em trai là mông và cơ quan sinh dục. Giáo dục trẻ biết cách lựa chọn trang phục phù hợp để bảo vệ cơ thể và vùng nhạy cảm. Tránh mặc đồ quá hở hang sẽ kích thích lòng ham muốn của bọn yêu râu xanh.

Kỹ năng không đụng chạm: Quán triệt trẻ tuyệt đối không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm của mình. Cần dạy cho trẻ hiểu các vùng nhạy cảm trên cơ thể là chỉ riêng của bé và dạy bé biết nói không trước sự động chạm của người khác nếu bé không muốn. Đồng thời, cần dạy cho trẻ hiểu không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng hoặc vô tình kích thích thú tính của người khác.

Kỹ năng tránh xa: Cần dạy cho trẻ hiểu rằng không bắt chuyện hoặc làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu chưa có sự đồng ý của cha mẹ. Cha mẹ cũng cảnh báo cho con những nguy hiểm có thể gặp phải khi trẻ đi chơi một mình với người lạ hoặc đi đến nơi tối tăm, vắng vẻ, kín đáo…

Kỹ năng thoát thân khi có nguy cơ bị xâm hại: Cần dạy cho trẻ hiểu rằng khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục thì cùng với việc suy nghĩ ra cách thoát thân cần phải hướng đến việc cầu cứu từ bất cứ ai xung quanh như công an, bảo vệ… Hãy tìm cách gọi điện cho lực lượng phản ứng nhanh (113) hoặc hotline bảo vệ trẻ em quốc gia 18001567. Nếu khi bị kẻ xấu dọa dẫm đòi xâm hại thì dạy trẻ là hãy “giả vờ” phục tùng, tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn để cầu cứu những người xung quanh.

Nói ngay với cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không muốn tiếp xúc với ai đó: Cần dạy cho trẻ hiểu rằng các bé không phải sợ hãi hoặc lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương trẻ. Nếu bất cứ ai ngoài cha mẹ đe dọa trẻ giữ bí mật thì trẻ nên nói ngay cho cha mẹ bởi im lặng chỉ có hại hơn cho trẻ mà thôi. Bên cạnh đó, nếu trẻ không muốn tiếp xúc gần gũi có đụng chạm với bất cứ ai thì hãy chia sẻ với cha mẹ tâm tư và khéo léo từ chối một cách lễ phép.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)