Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy trẻ kỹ năng không đổ lỗi cho hoàn cảnh

Tạp Chí Giáo Dục

Căn bnh đ li cho hoàn cnh thưng thy tr khi đi mt vi nhng khó khăn nht đnh, nếu không kp khc phc s nh hưng đến thói quen, tính cách ca tr, dn đến bnh s “trách nhim” và nhiu h ly khác.


Cha m cn dy con k năng khi bn thân gp khó khăn và tr ngi thì đng đ li hay trách móc ngưi khác mà nên t xem xét bn thân mình trưc. Ảnh: IT

Tr thưng đ li cho hoàn cnh, vì sao?

Chị Thanh My (Q.2, TP.HCM) tâm sự: “Từ trước đến nay, mỗi khi có sai trái, hoặc gặp thất bại, chưa khi nào chị thấy con trai (lên 12 tuổi) nhận lỗi, ngược lại, luôn kiếm một lý do, hoặc tìm một ai đó để đổ lỗi. Đi học, bài tập không hoàn thành, bị điểm kém thì con nói: “Tại con thẳng thắn nên bị thầy… đì, cho điểm thấp!”, hay thanh minh: “Do mấy đứa bạn ngồi bên cạnh liên tục hỏi bài và trêu đùa khiến con không tập trung để làm được”. Mải chơi, không về nhà đúng giờ, nhưng được hỏi thì con bảo: “Vì mấy bạn rủ rê, con không muốn tham gia đâu, nhưng ngại nhóm bạn tẩy chay nên đành chơi cùng, con quên cả giờ về nhà”. Dù tình huống gì thì cậu bé vẫn tìm được hàng trăm lý do bao biện cho mình…”.

 Tuy nhiên khi được hỏi chị Thanh My phản ứng ra sao mỗi lần con đưa ra các lý do có vẻ “vô tội” cho mình như vậy, chị giải thích: “Cháu nói sao với tôi, thì tôi tin. Chẳng lẽ con mình mà còn nghi ngờ”. Rõ ràng, chính chị đã tiếp tay cho “căn bệnh” đổ lỗi của con ngày một trầm trọng. Trong quá trình giáo dục con, chị không nhìn thấy các lỗi đằng sau những hành vi chưa phù hợp của con để kịp thời nhắc nhở, khuyên răn. Trẻ con rất nhạy cảm và cũng rất linh động, khi cảm thấy bản thân sẽ an toàn với việc đổ lỗi, không phải nhận lấy trách nhiệm về mình, được người lớn bao che, đồng thuận, bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ không tự giác nhìn ra được cái sai, cái hạn chế của mình, ngược lại dần hình thành thói quen bao biện, lấp liếm, kể cả nói dối để che đậy, không chịu nhận lỗi.

Dưới góc độ tâm lý lứa tuổi, có hai nguyên nhân chính dẫn đến hình thành thói đổ lỗi, bao biện, không dám chịu trách nhiệm của con trẻ. Trước hết là bắt nguồn từ sự nuông chiều, che chở môt cách thái quá dẫn đến bao bọc và thói quen quan niệm thiếu hợp lý của cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái. Chẳng hạn như lúc nhỏ, khi đứa trẻ đang tập đi hoặc chạy nhảy, nếu vô tình bị ngã té vì bất cẩn, để con không khóc, các bà mẹ liền nhào đến đỡ con dậy, ôm con dỗ dành và có hành động “đánh” vào chỗ con vừa té rồi an ủi con: “Tại cái nền nhà làm cho con té”. Con lớn lên, thay vì tìm hiểu nguyên nhân khiến con vấp ngã, thất bại, tâm lý “bao biện, đổ lỗi” của trẻ đã được phụ huynh “truyền” cho. Hai là, trẻ em khi gặp trở ngại thì có thể làm sai, không thể tránh khỏi thất bại, lỗi lầm, song không nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu của cha mẹ, ngược lại là sự bực bội, chì chiết, la mắng, đánh đập gây tổn thương nghiêm trọng đến trẻ cả thể xác lẫn tinh thần. Sau này khi mắc lỗi, hoặc gặp thất bại, đứa trẻ dễ dàng nhanh chóng tìm lý do để né tránh, che đậy lỗi lầm, không dám gánh lấy trách nhiệm hòng tránh lặp lại tổn thương mình đã từng trải.

Dy con biết “tiên trách k” càng sm càng tt!

Nếu cha mẹ quá che chở, bảo bọc cho trẻ, không dạy trẻ biết dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm, sẽ khiến trẻ đánh mất tự tin. Khi lớn lên, đứa trẻ đó khó có được tính độc lập, càng không thể đạt được những thành tựu xuất sắc. Có mâu thuẫn, xích mích với bạn, đứa trẻ vội chạy về mách cha mẹ, nhờ sang nhà bạn ứng phó, cho thấy đứa trẻ ấy đã không thể tự giải quyết vấn đề của mình. Điều này sẽ khiến trẻ sau này rất khó mạnh dạn trong dám nghĩ, dám nói, dám làm chứ đừng nói đến chuyện dám chịu trách nhiệm. Việc kêu gọi người lớn vào giải quyết việc của mình đồng nghĩa với việc đứa trẻ đã không phân biệt được đúng – sai, phải – trái, tốt – xấu và luôn cho mình đúng, còn người bị cha mẹ mình “mắng vốn” nghiễm nhiên là sai. Trong khi đó, những bậc cha mẹ chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện là gì, đã vội vã bênh con và đưa con đi tự ý xử lý sự việc theo cách nghĩ của mình, tức có hành vi đồng lõa, che chắn lỗi của con mình.

“Tiên trách kỷ” là một kỹ năng khi bản thân gặp khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập, giao tiếp, lao động… thậm chí là sai lầm hay thất bại, chúng ta không đổ lỗi hay trách móc người khác mà nên tự xem xét bản thân mình trước. Mà đã là kỹ năng thì không tự nhiên mà có, cần phải hình thành và rèn luyện trong một thời gian nhất định. Việc tự xem lại bản thân khi gặp trở ngại và thất bại sẽ giúp chúng ta nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Dạy con biết “tiên trách kỷ” phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy và hành động của cha mẹ.

Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng đối với người lớn hay con trẻ đều có những tình huống: Khi chúng ta đã cố gắng, quyết tâm hết sức, đặt nỗ lực tối đa nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, lúc đó mới nên suy nghĩ về những tác động từ bên ngoài. Biết được để điều chỉnh, thay đổi bản thân cho phù hợp chứ không phải là đổ trách nhiệm. “Tiên trách kỷ” là một bài học kinh nghiệm sâu sắc, giúp chúng ta sống một cuộc sống chủ động, tự tin vào bản thân hơn. “Tiên trách kỷ” đề cập đến việc tự đặt câu hỏi về những nguyên nhân và tự nhận thức về những sai lầm và khuyết điểm của bản thân, nhằm tìm cách khắc phục chúng. Điều này giúp chúng ta không ngừng phát triển về kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng tập trung vào giải pháp, kỹ năng đánh giá và chấp nhận thực tế, chấp nhận rằng không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra suôn sẻ theo ý muốn của bạn. Cuộc sống không hoàn hảo và có thể xảy ra những rủi ro và trở ngại. Cha mẹ đồng hành với trẻ chủ động, tự giác đối mặt với các vấn đề mà chúng gặp phải, dành nhiều thời gian và năng lượng để tập trung vào tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hiện tại. Hãy học từ kinh nghiệm khi vấp ngã và cố gắng cải thiện bản thân để xử lý tốt hơn các tình huống tương tự trong tương lai. Cho dù gặp khó khăn hay thành công, hãy luôn xem mình là nguyên nhân chính. Tự kiểm điểm bản thân giúp ta tự mình đối mặt với khó khăn và nâng cao giá trị bản thân, được tôn trọng, tin tưởng và ngưỡng mộ. Khi nhận trách nhiệm cho những sai trái, lỗi lầm của mình, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều và tránh mắc phải các lỗi tương tự. Biết dám làm, dám chịu trách nhiệm trước kết quả đạt được giúp cho trẻ ngày càng trưởng thành hơn, chín chắn hơn về suy nghĩ, kỹ năng và nhân cách. “Tiên trách kỷ” là một phương pháp quan trọng để bất cứ ai trong chúng ta tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân, sống hòa đồng với mọi người hơn. Bằng cách xem xét, đánh giá và chấp nhận trách nhiệm cá nhân, chúng ta có cơ hội thay đổi, phát triển và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Tiến sĩ tâm lý Nguyn Văn Công
i hc Nguyn Hu)

Bình luận (0)