Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy trẻ nói không với tiêu cực

Tạp Chí Giáo Dục

Làm sao để mạng xã hội là nơi lan tỏa những hành động đẹp, những nghĩa cử thiện lành trong cuộc sống một cách tích cực? Và làm cách nào để mọi người đừng quá lao vào những cuộc khẩu chiến chỉ trích, chửi bới? Hai câu hỏi đó luôn là trăn trở của toàn xã hội.

Trước hết, người lớn cần nêu gương trong các hành xử hàng ngày, cả ngoài đời lẫn trên mạng xã hội. Chúng ta cần một xã hội mà ở đó, những lời bình luận cho các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống phải mang tính chất đóng góp xây dựng chứ không thể là những lời chỉ trích, thóa mạ. Những bức xúc cuộc sống mà thầy cô, phụ huynh nêu lên trong các bữa cơm gia đình hay trong các ví dụ thực tiễn ở mỗi bài giảng, phải thể hiện thái độ đóng góp, phải nêu lên những giải pháp tích cực, thay vì được dẫn dắt với một thái độ bực dọc, hằn học. Hãy để trẻ sống trong một môi trường của bao dung, nhân ái, biết phân biệt đúng sai.

Thứ đến, dạy cho trẻ tâm thế và thực hành sự bao dung, nhân ái đó. Dạy cho trẻ biết yêu những hình ảnh đẹp, biết yêu những hành động đẹp và hơn hết là biết lan tỏa chúng, vì một xã hội thịnh vượng, an lành. Dạy cho trẻ biết nói không với những sai trái nhưng cũng biết nói không với thói quen chỉ trích theo quán tính, theo trào lưu cộng đồng.

Sau cùng, cả gia đình và nhà trường phải dạy trẻ những kỹ năng về sử dụng mạng xã hội. Chúng ta thường nói hãy để trẻ học võ thuật để biết bảo vệ bản thân khi gặp những tình huống bất trắc ngoài cuộc sống. Tương tự, hãy dạy trẻ biết ứng xử khôn ngoan với mạng xã hội. Trẻ phải làm chủ mạng xã hội chứ không thể bị mạng xã hội chi phối. Ở nhà trường, kỹ năng này không chỉ được tổ chức với hình thức là các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa hay sinh hoạt dưới cờ mà cần được từng thầy cô lồng ghép trong những giờ học của tất cả các môn. Vì thực tế, mạng xã hội từ lâu đã trở thành hơi thở quen thuộc của nhịp sống hiện đại. Các em rất cần người hướng dẫn để sử dụng một cách tích cực. Phụ huynh cũng nên thường xuyên trò chuyện cùng con, hướng dẫn con làm “đôi bạn cùng tiến” với mạng xã hội.

Trn Xuân Tiến
(Trưng ĐH Văn Hiến)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)