Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy trẻ sống nhân ái

Tạp Chí Giáo Dục

Mi gia đình ch cn dy tr hai điu ti quan trng là tôn trng và nhân ái thì vn đ bo lc hc đưng, xúc phm ln nhau t đó s gim dn.

Theo tác gi, bn thân ph huynh cn hc cách kim soát cm xúc đ tôn trng con cái. Trong nh: Giáo viên trao đi vi hc sinh v s thích đc sách  thư vin trưng. Ảnh: N.Trinh

Cn tôn trng tr

Với cuộc sống hiện tại, nhiều phụ huynh vẫn mải miết chạy theo chương trình học tiên tiến này, công nghệ giáo dục hiện đại kia cho kịp với thời đại. Trong khi vấn đề giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ trong cuộc sống hiện nay dường như bị bỏ lại phía sau, nạn bạo lực học đường gia tăng; học sinh nói năng thô tục, xúc phạm, lăng mạ lẫn nhau… Bên cạnh đó, nỗi lo con mình không bằng con người ta; con người ta biết đông, biết tây, con mình cũng phải đua theo cho kịp; thế hệ sau này phải giỏi công nghệ và ngoại ngữ mới có việc làm luôn vây quanh các bậc phụ huynh để rồi áp đặt trẻ phải làm theo ý người lớn…

Làm cha mẹ không có nghĩa là có quyền đúng và buộc trẻ phải nghe theo vì mỗi con người đều có suy nghĩ, cảm xúc riêng. Xảy ra xích mích, cãi nhau chủ yếu do bất đồng ý kiến và không kiểm soát được lời nói, thế nên hãy cho trẻ hiểu và tôn trọng sự khác biệt thay vì cứ mải mê đi phân định đúng sai. Muốn trẻ hiểu chuyện thì trước hết phụ huynh phải lắng nghe và chấp nhận cảm xúc của trẻ, từ đó mới nói cho trẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Tất cả cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hiểu và cảm thông chứ không phải áp đặt, dọa nạt.

Việc tôn trọng trẻ không đồng nghĩa với việc để cho trẻ tự do muốn làm gì cũng được. Mỗi gia đình cần có một “gia quy” để mọi người học cách tôn trọng và làm theo. Không quên hướng dẫn trẻ biết cách bày tỏ ý kiến để thể hiện sự tôn trọng với bạn bè, những người xung quanh, nhưng cũng làm chủ bản thân mình, nghe theo tiếng nói của chính mình. Đây chính là tiền đề giúp trẻ lớn lên đi vào trường lớp có thể hiểu và làm theo nội quy; ra xã hội dù vào bất cứ nơi nào cũng có nội quy và cần biết tôn trọng điều đó.

Bản thân phụ huynh cũng cần học cách kiểm soát cảm xúc và học cách nói chuyện với trẻ. Tôn trọng sự khác biệt trong suy nghĩ, hành động của trẻ cũng là tôn trọng quyền con người. Khi trẻ được tôn trọng, các em sẽ học được cách tôn trọng người khác và là nền tảng để xây dựng một môi trường sống lành mạnh, hòa bình xung quanh.

B quan nim “thương cho roi cho vt”

Chưa cần bàn tới “nhân ái” ở chiều sâu và rộng trong xã hội mà trước hết cần nhìn ở chính trong mỗi gia đình. Người Việt thường có câu “thương cho roi cho vọt” với quan niệm đánh đòn để dạy dỗ có nghĩa là thương yêu. Thiết nghĩ quan niệm này nên được xóa bỏ. Đòn roi hay bạo lực chỉ giúp hình thành tâm lý phản kháng bên trong của mỗi đứa trẻ. Do còn nhỏ nên trẻ không thể nói ra mà chỉ biểu hiện bằng những hành động mà người lớn vẫn hay gọi là “lỳ”. Những đứa trẻ bị đòn roi nhiều lớn lên cũng dễ có xu hướng bạo lực và giải quyết vấn đề một cách bạo lực trong cả lời nói và hành động. Khi đến trường có thể dẫn tới hai xu hướng chính: bạo lực với bạn hoặc tự ti, khép kín.

Mặt khác, khi người lớn dùng đòn roi giáo dục trẻ thì liệu có công bằng? Kể cả khi phụ huynh nghĩ rằng đánh để răn dạy thì chuyện phải dùng đến đòn roi cũng là chứng tỏ sự bế tắc, bất lực của cha mẹ trong việc dạy con. Vậy nên hãy nhân ái với con bằng việc đừng dùng đòn roi với con.

Đôi khi chúng ta cn phi chu thit mt chút đ hc và thc hành bài hc nhân ái, xây dng môi trưng sng hòa ái v lâu dài.

Có nhiều người sẽ phản bác: “Không đòn roi, không răn dạy nghiêm khắc thì làm sao nên người?”. Thực ra đòn roi là cách cuối cùng chứng tỏ sự bất lực của cha mẹ trong cách dạy dỗ con. Nó chỉ có tác dụng nhất thời nhưng lại để lại vết thương tinh thần cho trẻ. Thay vào đó, cha mẹ hãy nhìn nhận những mặt tích cực của con để khen đúng lúc, khích lệ động viên con. Nói với con những câu như: Cha/mẹ thấy con làm như vậy là đã giúp được bạn; Con làm thế là đúng. Hay quá, con làm thế nào mà hay vậy?… Nhiều phụ huynh lo lắng việc con đi học bị bạn đánh nên không ít người dạy con “không đánh bạn, nhưng bạn đánh thì phải biết đánh lại”. Đây là tâm lý sợ con chịu thiệt. Khi trẻ đánh qua đánh lại sẽ càng tạo mâu thuẫn sâu sắc và lâu ngày nếu không được giải quyết thỏa đáng có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc như hận thù. Chưa kể khi chúng ta giơ tay đánh ai đó là hoàn toàn sai. Thay vì dạy trẻ “đánh lại bạn khi bị bạn đánh”, phụ huynh có thể thảo luận với trẻ về cách né tránh, cách tự vệ không gây tổn thương cho người khác. Đôi khi chúng ta cần phải chịu thiệt một chút để học và thực hành bài học nhân ái, xây dựng môi trường sống hòa ái về lâu dài.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt nên những phương pháp hay lời khuyên cho những bậc làm cha mẹ chỉ có thể là mang tính chất tham khảo. Bản thân cha mẹ phải linh động, học tập, tìm hiểu và hành động từ trái tim yêu thương thì nhất định sẽ thành công với vai trò làm cha mẹ.

Nguyn Hng
(giáo viên Trưng Quc tế TAS, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)